Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Những CEO kiệt xuất

Trong quyển sách Superperformers: New Profound Knowledge for Corporate Leaders (tạm dịch: Siêu lãnh đạo - Tri thức uyên bác mới cho các lãnh đạo doanh nghiệp), tác giả Dave Guerre định nghĩa "Superperformers" là những người tạo ra những quyết định đầu tư kinh doanh đem lại hiệu quả cao và lợi nhuận hơn. Họ chứng tỏ năng lực lãnh đạo kiệt xuất và không chỉ dừng lại ở làm vừa lòng tất cả khách hàng của mình mà còn khiến họ thực sự thỏa mãn. Họ được trao quyền lực bởi cả tập thể năng động và tận tâm. Họ theo đuổi những giá trị tầm vĩ mô to lớn và kinh doanh đại chúng với mức lợi nhuận hơn hẳn những người trong cùng lĩnh vực. Tương tự, các tập đoàn có thể được phân loại như những "siêu lãnh đạo" nếu họ công khai khoản lợi nhuận kinh doanh chính thức qua các năm cho các cổ đông. Danh sách này được chia làm 3 phần: Truyền thuyết, Thế kỉ 21, và Hiện tượng nổi lên trong nền kinh tế mới: những siêu lãnh đạo tiềm năng.

Robert Wood Johnson Jr

Johnson & Johnson được điều hành theo cương lĩnh đề ra, một văn bản dài 1 trang giấy về mục tiêu nguyên thủy đã được Robert Wood Johnson phát triển. Cương lĩnh quy định trách nhiệm của tập đoàn với khách hàng, nhân viên, cộng đồng và các cổ đông của mình. Guerra dẫn lời của Johnson: "Cuộc sống có một mục tiêu nhất định. Con người đánh giá hành vi không chỉ gói gọn về mặt lợi ích hay nhu cầu bản thân, mà còn ở điều đúng hay sai."

Tom Watson
IBM

Watson ra đi vào năm 1956 ở tuổi 82 vì một cơn đau tim. Trích phần cáo phó của ông trên báo New York Times "Xét một cách toàn diện, Tập đoàn IBM in đậm dấu ấn của ông - người đã đưa nó lên địa vị dẫn đầu trong số những tập đoàn sản xuất máy điện toán khác trên thế giới. Từ những khẩu hiện xuất hiện trên trụ sở của tập đoàn ở 80 quốc gia trên thế giới và những khoản chi từ ngân sách để cải tiến công việc, tới những phương pháp giới thiệu đến nhân viên mới những điều được gọi là "con đường IBM trong cuộc sống", tập đoàn thực sự là một phần của người đàn ông đã điều hành nó trong suốt 42 năm qua."

Walt Disney
Tập đoàn Walt Disney

Cha đẻ của chuột Mickey và những người bạn là một huyền thoại theo mọi cách nhìn của thế giới. Trong sự nghiệp 43 năm ở Hollywood của mình, gắn liền với sự phát triển công nghệ hình ảnh động như là một nghệ thuật hiện đại, Walt Elias Dislney đã tự chứng minh và khẳng định mình như một phần của nền văn mình Mỹ. Micheal Maccoby, bậc thầy về nghệ thuật lãnh đạo - trường dạy kinh doanh đại học Oxford và học viện Brooking - ca tụng Disney là một "nhà lãnh đạo hoàn hảo" bởi lẽ ông đã khiến mọi người phải thay đồi suy nghĩ của mình, rất giống với Bill Gares - và cả hai đều là những người kiệt xuất.

David Packard
Hewlett-Packard

Maccoby có dịp phỏng vấn David Packard và William Hewlett và đi đến kết luận: chìa khóa dẫn đến thành công của họ là sự hợp tác. Vai trò lãnh đạo của họ là đồng đều. Có sự "xuất sắc, tham vọng" của Parkard, và "cẩn trọng, giỏi giang, chính trực" như Hewlett. Maccoby cho rằng "Điều quan trọng nếu chúng ta thực sự đang tiến tới trao đồi, chúng ta phải nắm được những điểm khác biệt này". "Những công ty khác nhau cần những lãnh đạo khác nhau."

Paul Galvin
Motorola

Thật khó có thể tin rằng nhà sản xuất ra điện thoại di động này lại khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh máy radio trên ô tô. Cái tên này được Gavil, người sáng lập ra công ty nghĩ ra khi ông đang cạo râu vào buổi sáng. Năm 1930, công ty chịu một khoản thu lỗ 3,745 đô la với tổng doanh số bán hàng đạt được 287,000 đô la, nhưng với sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, tương lai có vẻ rất sáng lạn. Dường như "Motorola" gợi ý cho ông ấy hướng đi mới về máy phát thanh và hình ảnh động. Trong năm 1930, Galvin bắt đầu bán một số lượng nhỏ những bộ này dưới cái tên trên. (Nguồn: Hội doanh nghiệp quốc gia Hoa Kì)

Warren Buffett
Berkshire Hathaway

Guerre ví Bufferr là "một thiên tài tính nhẩm với sự am hiểu tường tận về những con số". Một điều được chú ý trong quyển sách nữa là khả năng kiếm tiền của Buffett từ những "mẩu xì gà còn thừa" - ông đã phát hiện ra một cách kinh doanh chỉ với mẩu thuốc thừa vừa hút xong và sau đó thu được lợi nhuận từ nó. Buffett không quản lí tầm vi mô các chi nhánh của Bershire Hahaway, tuy nhiên ông sẵn sàng tin dùng những quản lí cao cấp của họ. Ông cho rằng "tôi thấy khi điều hành kinh doanh, những kết quả tốt nhất có được từ việc để những nhân viên cấp cao tự do thoải mái phát huy tài năng."

Bill Gates
Microsoft

Guerra dẫn lời Anna Pringke - quản lí nguồn lực con người của chi nhánh Microsoft ở Ireland. Tôn trọng cá nhân được thể hiện theo nhiều cách. Điều này bao gồm sự cởi mở giữa lãnh đạo và nhân viên. Pringle cho biết "chẳng có gì là bất thường nếu mọi người nhận được email trực tiếp từ Bill Gates hay Steve Ballmer, CEO của chúng tôi, và mọi người cũng có thể trực tiếp gửi email cho Bill hay Steve." Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta đang nói tới văn hóa kinh doanh trong tập đoàn phần mềm này. Guerra nói về nét văn hóa này - thuê mướn những nhân viên giỏi nhất và có triển vọng nhất, phần thưởng cho lòng trung thành của họ là quyền lựa chọn cổ phiếu tốt có khả năng sinh lời, phát huy chủ nghĩa bình quân, môi trường làm việc sáng tạo và duy trì sự thống nhất giữa những nhóm nhỏ.

Herb kelleher
Hãng hàng không Southwest Airline

Theo như đánh giá của một số người, Kelleher là CEO xuất sắc nhất mọi thời đại. Kelleher bàn về những bí quyết thâm sâu của thuật lãnh đạo và một công ty lớn làm khác mình so với đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ có thể đánh cắp ý tưởng sản phẩm, nhưng không thể lấy được hay bắt chước được tinh thần của công ty. Tuy nhiên, "trong khi thực hiện nghiên cứu về NUTS, một điều bất ngờ đã được khám phá là định hướng kinh doanh chính tập trung chủ yếu vào quá trình hoạt động của Southwest Airline, chứ không phải là tinh thần của các cá nhân trong đó," Guerra trích lời của hai tác giả Kevin và Jackie Freidberg về văn hóa kinh doanh của hãng hàng không.

Bill George
Medtronic

Ở mục điểm tin kinh tế Business Week trong số báo ra tháng 9 năm 2007, Goerge viết "Không có nhà lãnh đạo nào hoàn hảo cả, vì vậy chúng ta hãy thôi kì vọng họ trở thành gì. Khiêm tốn thật sự, khả năng bị tổn thương dưới áp lực, thành thực nhận lỗi khi sai lầm có thể còn cách việc tạo dựng lòng tin một khoảng cách khá xa."

Goerge nguyên là CEO của Medtronic. Dưới thời ông, nguồn vốn (giá trị cổ phiếu) của Medtronic tăng từ 1,1 tỉ đô la lên 60 tỉ đô, trung bình tẳng 35% /năm. Ông là giáo sư chuyên về các hoạt động quản lí và người bạn Herry B.Auther, giáo sư đạo đức học tại trường Đại học Havard đang dạy về nghệ thuật lãnh đạo và cách phát huy thuật lãnh đạo.

Eric Schmidt
Google

Guerra cho rằng ông là một trong những CEO mới nổi lên trong thời kì này, khi Google tiếp tục bùng nổ thành một đế chế. Schmidt được những người sáng lập: Larry Page và Sergey Brin bồi dưỡng và tin tưởng giao cho nắm quyền. Shmidt là một doanh nhân thực thụ, Page và Brin là những nhà cải tiến công nghệ, và họ vẫn giữ được mối liên hệ mật thiết với việc kinh doanh thông qua việc cất nhắc Schmidt lên làm CEO. Maccoby nói "Bạn không thể tách rời Eric Schmidt khỏi Larry Page và Sergery Brin, Eric cũng quan trọng với họ như Steve Ballmer quan trọng với Bill Gates."

John Chambers
Cisco

Chambers trở thành CEO của tập đoàn Crisco từ tháng 1 năm 1995. Ông đã phát triển công ty từ doanh thu mỗi năm là 1,2 tỉ đô là lên tới xấp xỉ 30 tỉ đô tính theo thời điềm hiện tại. Chambers nhận được vô số lời tán dương từ các quan chức chính phủ và từ những công bố rộng rãi về chiến lược dài hạn của ông, khả năng tạo ra một nét văn hóa kinh doanh, sự nhân hậu, cách tiếp cận thẳng thắn. Năm 2006, Chambers đồng thời đứng đầu đoàn đại biểu doanh nhân Hoa Kì và trợ giúp đào tạo chương trình hợp tác với Libang nhằm cung cấp những nguồn lực cần thiết để hỗ trợ những nỗ lực trong công cuộc tái thiết Li-băng. Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá bao gồm: CEO xuất sắc nhất Hoa Kì trong lĩnh vực viễn thông và mạng dữ liệu do tạp chí Hội Đầu tư (Institutional Investor) bình chọn, giải thưởng Đóng góp cho phong trào từ thiện cộng đồng do Ủy ban khuyến khích doanh nghiệp từ thiện trao tặng, một diễn đàn quốc tế qui tụ hơn 120 CEO và các tổng giám đốc tham gia vì mục đích từ thiện. (Nguồn: Crisco Systems)

Meg Whitman
eBay

Là chủ tịch và CEO của trang web eBay từ tháng 3 năm 1998, Meg Whitan đã dẫn dắt công ty lên thành một trang thương mại điện tử toàn cầu không ai sánh kịp. Sự thành thạo của Whitman về xây dựng thương hiệu, cộng với kinh nghiệm về người tiêu dùng đã giúp eBay phát triển thành công ty dẫn đầu phục vụ mua bán trực tuyến, thanh toán và liên lạc trên toàn cầu. Maccoby nhận xét "John Chambers và Meg Whitman là những chuyên gia tiếp thị. Những người là nền tảng tạo ra công ty." Ông dẫn lời Pierre Omidyar, người sáng lập và chủ tịch eBay.

Daniel Amos
Aflac

Trong suốt nhiệm kì của Amos với cương vị là CEO, doanh thu đã tăng vọt từ 2,7 tỉ đô la lên tới 14,6 tỉ đô là trong cùng thời gian ấy. Nguồn vốn theo giá trị cổ phiếu của Aflac tăng từ 1,2 tỉ đô tới 22,7 tỉ đô. Ông cũng là người chịu trách nhiệm giới thiệu chiến dịch quảng cáo quốc gia của công ty nhằm đề cao Aflac. Công ty cũng là một trong số Top 25 thương hiệu quyền lực nhất nước Mỹ do Forbes công bố.

Paul Jacobs
Qualcomm

Tiến sĩ paul E. Jacobs là CEO của Qualcomm đồng thời cũng là thành viên của hội đồng quản trị. Jacobs tập trung phát triển Qualcomm về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ dữ liệu không dây, biến điện thoại di động không chỉ là một công cụ trò truyện mà còn có những thiết bị cá nhân dành cho giải trí, sử dụng máy vi tính và truy cập dữ liệu. Ông cũng chịu trách nhiệm thiết lập và quản lí việc góp vốn với Sony (SNE), Microsoft (MSFT) và Ford (F). Rời bộ phận bán máy thu phát cầm tay, ông phục vụ với tư cách CEO của QCP, một chi nhánh trực thuộc hoàn toàn Qualcomm cung cấp những thiết kế hợp đồng và phân phối các dịch vụ cho Kyocera Wireless.

Forbes

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Favorites More