Thành Đạt

Thành đạt không phải ở người giúp đỡ mà chính do lòng tự tin. (A. Braham Lincoln )

Bí quyết của sự thành công – nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình. (Henry Ford)

Người bị vấp ngã là người dám liều mình. Qua cách họ đối phó với sai lầm, ta có thể đoán dược cách họ giải quyết khó khăn trong tương lai. (Bill Gates)

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Những cô gái Việt không chùn chân trước Harvard

Harvard là một trong những trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào thuộc loại cao nhất nhưng nhiều cô gái người Việt nhỏ bé đã không hề chùn bước trước ngưỡng cửa ĐH danh tiếng này.

Cô gái hay làm thơ trúng tuyển Harvard

Cuối tháng 3 vừa rồi, Tôn Hà Anh đã lần lượt nhận được thư mời nhập trường của cả 5 trường với học bổng toàn phần, trong đó có ĐH Harvard. Lúc này, Hà Anh đang học tại một trường khác của Mỹ. Năm 2011 ĐH Harvard có lượng thí sinh kỷ lục với gần 35.000 hồ sơ dự tuyển.

Báo Tiền Phong giới thiệu, không chỉ giỏi những môn tự nhiên, chính những môn học xã hội đã giúp Hà Anh tiến xa hơn. điểm đặc biệt trong hồ sơ của cô là thế mạnh về những môn nhân văn. Bên cạnh những môn khoa học vốn đã là thế mạnh của học sinh châu Á, Hà Anh cố gắng dành thời gian cho các môn học xã hội để đảm bảo kiến thức toàn diện và không bị lép vế so với học sinh bản địa. Điều này đã giúp cô đạt được điểm luận văn cao nhất trong lịch sử của trường St. Andrew’s. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để 5 trường đại học danh tiếng nói trên mời nhập học.

Hà Anh hiện là Chủ tịch Hội cựu học sinh ngoại quốc Trường St.Andrew’s, Trưởng Ban tổ chức chương trình tuần lễ trái đất và giờ trái đất tại St.Andrew’s 2010, thành viên Ban tổ chức Aids Walk- sự kiện gây quỹ cho HIV/AIDS lớn nhất bang Delaware,...

Hà Anh. Ảnh: Tiền Phong

Cô gái của "dòng họ Harvard"

Năm 2006, nhiều báo trong nước thông tin cả dòng họ Nguyễn và người dân thôn nhỏ Cầu Đơ (Hà Đông, Hà Nội) vui mừng vì cô bé Nguyễn Lê Vân là người thứ hai của dòng họ, cũng là người thứ hai của thôn bước chân vào ĐH Harvard. Trước Vân, người anh con bác ruột là Nguyễn Tiến Anh đã gia nhập Harvard từ tháng 4/2003. Nhiều người dân ở đây đã gọi vui dòng họ Nguyễn là "dòng họ Harvard".

Tháng 12/2004, khi đang học lớp 10 tại Trường THPT Kopernik tại thủ đô Ba Lan, Vân đã giành danh hiệu "người đẹp thanh lịch cộng đồng" - cuộc thi do báo Quê Việt và các đoàn thể người Việt Nam tại Ba Lan tổ chức. Ngày nhận được tin mình đỗ ĐH Harvad cũng là ngày nhiều báo của Ba Lan và báo của cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan chạy một loạt tít lớn trên trang báo: "Người đẹp Nguyễn Lê Vân thi đỗ ĐH Harvard", "Cô nữ sinh toàn vẹn", "Cái đẹp trí tuệ mới là vĩnh cửu" - báo Đất Việt thuật lại.
Lê Vân theo học ngành Toán ứng dụng kinh tế, rất thích môn học này, đặc biệt là Toán, vì môn này dạy cách tư duy và sự rèn luyện trí tuệ.

Nguyễn Lê Vân tại ĐH Harvard. Nguồn: Kênh 14.


Hai cô gái Harvard cùng muốn về Việt Nam

Năm 2009, Nguyễn Bích Ngọc trở thành sinh viên năm thứ nhất ĐH Harvard. Cô đã nhận được giấy mời học của trường từ tháng 4/2009 cùng học bổng hơn 50.000 USD mỗi năm.

Nói về bí quyết thành công, theo Ngọc, 4 năm ở Singapore là bước đệm rất quan trọng vì giúp cho khả năng tiếng Anh khá lên.

"Bên cạnh đó, quan điểm sống và cách nhìn cuộc sống của mình chín chắn lên rất nhiều, cách suy nghĩ độc lập hơn. Đây là điều mà những người tuyển sinh ở ĐH Harvard họ cần.

"Khi phỏng vấn, họ hỏi em tại sao chọn trường này, những đam mê trong cuộc sống của bạn".

Ngọc tâm sự trên Dân Trí: "Em khẳng định sẽ về Việt Nam làm việc là do bố luôn luôn nói: "Điều quan trọng nhất là khi đi học ở nước ngoài là để về phục vụ đất nước”. Ở Mỹ có rất nhiều tài giỏi, mình chỉ là một trong số những người tài giỏi thì cái bằng đó về Việt Nam sẽ đóng góp được nhiều hơn. Đây mới là quê hương của mình."

Nhóm sinh viên tại ĐH Harvard. Nguồn: Hội Sinh viên Việt Nam tại Harvard.

Cùng học cực giỏi là cô gái Trần Phương Ngọc Thảo, nhân vật "gương mặt tiêu biểu" không còn lạ với báo chí trong nước.
Báo Phụ nữ TP.HCM thông tin, dù phải bỏ qua nửa năm học lớp 10 tại ngôi trường xa lạ tại New Zealand và học nhảy (lớp 11) để học luôn chương trình lớp 12, nhưng với một năm rưỡi để học 3 lớp của chương trình cấp 3 Thảo vẫn tốt nghiệp bậc trung học xuất sắc. Với thành tích ấy, Thảo được Đại học Oxford (Anh) tuyển thẳng lúc 16 tuổi.

Bốn năm sau, Trần Phương Ngọc Thảo tốt nghiệp loại ưu, trong top 5 của ĐH Oxford và được 5 trường ĐH danh tiếng tuyển thẳng học bậc cao học. Thảo đã quyết định chọn Harvard để học Khoa Tài chính ngân hàng với học bổng toàn phần trị giá hơn 50.000 USD.

Không ít người nghe Thảo sẽ chọn ở lại Mỹ sau khi lấy bằng tiến sĩ, nhất là với một ngành dễ tìm việc làm và có thu nhập tốt ở Mỹ như thế. Nhưng ngay từ khi đi, Thảo đã nói với mọi người: “Nhất định tôi sẽ trở về Việt Nam”.

Bí quyết của đam mê

Khác với các trường hợp Hà Anh, Bích Ngọc, Phương Thảo,v.v... và một số sinh viên tới đại học danh tiếng này từ đường vòng (học THPT ở một nước thứ ba, không phải Việt Nam), ĐH Harvad cũng hé cửa với một số sinh viên gốc Việt đang sống ở Mỹ từ nhỏ.

Susan Liễu đã tốt nghiệp ngành xã hội học tại ĐH Harvard và hiện tại đang làm chủ một doanh nghiệp sản xuất sôcôla. Từ nhỏ, cô đã học ở trường công và nghĩ sau này cũng sẽ theo học đại học ở một trường công lập. Thế nhưng vào mùa hè trước năm cuối trung học, bộ phim Legally Blonde đã khiến cô thay đổi quyết định.

"Sau khi xem xong, tôi đã cười thật to và nói rằng nếu nhân vật trong phim có thể đạt được giấc mơ vào Harvard thì tại sao mình lại không thử sức và xem kết quả ra sao. Bởi vì được nhận vào Harvard là điều gần như không khả thi đối với những người học trường công lập như chúng tôi. Vì vậy mà tôi đã quyết định nộp đơn", báo Đại Đoàn Kết thuật lại lời Susan Liễu.

Isabella Nga là một trường hợp khác. Cô tốt nghiệp hạng ưu ngành Chính sách Y tế và Thần kinh học tại ĐH Harvard và theo học tại trường Y của ĐH Stanford vào mùa thu năm 2010.

Susan Liễu (phải) là chủ doanh nghiệp sản xuất sôcôla. Nguồn: doanhnhan.net

Theo Isabella, để được chấp nhận vào những trường ĐH hàng đầu của Mỹ thì điểm số và thành tích học tập là quan trọng, nhưng không phải duy nhất.

"Điều quan trọng hơn cả là phải có quyết tâm và đam mê. Đó là niềm đam mê những điều mình đang làm, đam mê giúp đỡ người khác, đam mê tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và giúp đỡ gia đình, đam mê giúp đỡ cộng đồng và đam mê học hỏi".

Theo Isabella thì môi trường học tập ở Harvard mang tính cạnh tranh rất cao, và đối với một người nhập cư như cô thì lại càng gặp phải nhiều khó khăn hơn.

“Tôi nghĩ rằng học tập ở Harvard là một điều rất khó, bởi vì nhiều sinh viên ở trường này có ba, mẹ là những người cũng từng học ở trường này, hay họ là con cái của những gia đình giàu có, còn tôi chỉ là một người nhập cư đến từ Việt Nam. Vì vậy, để thích nghi được với một môi trường cạnh tranh, học tập căng thẳng và phải học cách để viết giỏi như họ, để hiểu những thuật ngữ khoa học và đạt thành tích học tập như họ là một thách thức lớn".

Cô đơn ở Harvard

Mặc dù ở bậc trung học đạt thành tích xuất sắc và tham gia rất nhiều hoạt động trong trường với tư cách là chủ tịch hội học sinh, nhưng khi vào ĐH Harvard, Susan thấy mình chỉ như một con cá nhỏ trong đại dương.

“Khi vào học ở trường Harvard, tôi nhận ra có cả hàng ngàn người giỏi, nghĩa là ai cũng phải có điểm số tốt, ai cũng thông minh và ai cũng đam mê những điều họ làm. Những năm đầu tôi rất e dè. Trong một thời gian dài, tôi tìm cách làm sao để có thể thích nghi được trong môi trường toàn những người hướng tới những mục tiêu cao" - cô nói.

Susan nhận ra rằng thật tuyệt khi xung quanh mình là những người luôn cố gắng để trở thành xuất sắc. Điều cô thoáng suy nghĩ, chính vì ai cũng cố gắng để thành công, ai cũng cố gắng đạt được mục đích, nên "nói thật là, đôi khi tôi cảm thấy tình bạn không được gắn bó như mong muốn và đôi khi tôi cảm thấy cô đơn trong môi trường đó", Susan nói trên một tờ báo phát thanh.

Với 62 cựu sinh viên hiện đã trở thành các tỷ phú, ĐH Harvard (H.U) cũng đứng đầu danh sách các trường đại học đào tạo ra được nhiều tỷ phú nhất Hoa Kỳ 2010, do tạp chí Forbes bình chọn.

H.U là trường đại học tư thục được thành lập từ năm 1636, hàng năm thu hút khoảng gần 7.000 sinh viên vào học bậc đại học. Harvard có thể được coi là một trong những trường đại học thành công nhất nước Mỹ với 8 Tổng thống Hoa Kỳ đã từng tốt nghiệp, trong đó có cố tổng thống Franklin D. Roosevelt, cố tổng thống John F. Kennedy, và Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.
  • Tú Uyên (Tổng hợp)

8X 'đời chót' thu nhập hơn 4.000 đô/ tháng

Tự nhận mình không phải quá giỏi, nhưng quan trọng là đã đi từ đầu tiên đến cuối cùng sự nghiệp kinh doanh của mình khi đã xác định được niềm đam mê, đến nay thu nhập hàng tháng của chàng sinh viên 8X, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là con số khá ấn tượng: hơn 4.000USD mỗi tháng. Sinh 1987, sinh viên Khoa Kinh tế Quản lí Đào Đức Dũng hiện đang là Giám đốc một học viện đào tạo doanh nhân ở Hà Nội.



Đào Đức Dũng trong một buổi nói chuyện về tư duy làm giàu cho các bạn sinh viên tại Học viện Ngân hàng.

Từ bán cẩm nang ký túc xá


Sinh ra trong gia đình bố lái xe, mẹ làm nội trợ, các anh chị họ hàng đều đeo đuổi sự nghiệp học hành, cô em gái hiện đang là sinh viên ĐH Hà Nội thế nên cũng dễ hiểu khi bố mẹ mong muốn Dũng theo đuổi sự nghiệp học hành hơn là lao vào kinh doanh.


Nói về sự thành công bước đầu, Dũng chia sẻ: “Một phần do may mắn, nhưng phần nhiều do mình sớm nhận ra mục tiêu, định hướng cuộc đời mình nên cứ như thế mà đi thôi”.


Vào ĐH năm nhất, Dũng nhận ra các em học sinh cấp III thi lên ĐH rất quan tâm, muốn tìm hiểu chuyện ăn ở, sinh hoạt của sinh viên trong KTX nên cậu và nhóm bạn quyết định thu thập thông tin làm thành cuốn cẩm nang bán cho các em và thu được số tiền khá lớn.


Sang năm hai, nhận thấy ở môn Thí nghiệm Vật lí khá nhiều bạn sinh viên lo sợ vì khó, phải thi lại nhiều, nhóm của Dũng tiếp tục thu thập, xử lí các kiến thức, kinh nghiệm học thành cuốn sổ nhỏ bán cho các bạn năm nhất.


Cứ “tàng tàng” vừa học vừa làm như thế, ngay từ năm thứ nhất, Dũng đã không phải xin tiền bố mẹ ăn học.


Bước ngoặt cuộc đời đến với Dũng khi cậu được tham gia buổi hội thảo nói chuyện về thay đổi tư duy cách 2 năm. Nhận ra mình thực sự cần những kiến thức này, cậu quyết định đăng kí vào các khóa học kĩ năng mềm khác.


Mỗi buổi học trong nước như thế có giá từ 200-300 ngàn đồng, khá lớn đối với sinh viên lúc bấy giờ nhưng theo cậu: “Giá trị của việc đầu tư cho bản thân mình không bao giờ lỗ. Ít nhất bạn cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm, xem được cách người ta đào tạo như thế nào, làm sao để tổ chức được những lớp học như vậy”.


Đến diễn giả nổi tiếng


Giá trị của việc đầu tư cho bản thân mình không bao giờ lỗ...Quan trọng không phải là vốn, có khi cũng không phải là ý tưởng, quan trọng bạn phải quyết tâm làm”.

Từ những kiến thức đã được học, Dũng lập câu lạc bộ tập hợp các bạn sinh viên có cùng ý tưởng, khao khát kinh doanh. Sau những lần nói trước các bạn trong nhóm, cậu tiến hành lập 1 loạt CLB ở 9 trường ĐH tại Hà Nội.

Hơn một năm, Dũng đến nói chuyện, diễn thuyết về những kĩ năng sống, thay đổi tư duy cho các bạn hoàn toàn miễn phí. Có nơi quý mến trả cho cậu 200-300 ngàn/buổi nhưng điều đó không quan trọng bằng việc kinh nghiệm thu được sau mỗi buổi dạy.


Và khi đã có “chỗ đứng”, Dũng được một công ty mời về với tư cách trưởng phòng đào tạo, xây dựng những khóa học kĩ năng.


Tự mày mò làm kinh doanh, bằng sự kết nối, tận dụng tối các mối quan hệ và cơ hội và có thành công, Dũng chia sẻ: “Ban đầu cũng khó khăn khi nhiều công ty mời mình về làm. Và tiêu chí mình ra quyết định không ở mức lương hay cơ hội thăng tiến mà quan trọng là những cái mình học được”.


Chọn công ty này cũng giúp Dũng có được vị trí trong công ty để thể hiện hết khả năng của mình. “May mắn nữa là công việc kinh doanh chỉ phải đầu tư chất xám thôi, không lo vốn liếng gì mấy, thất bại trong kinh doanh cũng không thực sự lớn”.


Tiếp đó một công ty khác mời cậu tới xây dựng khóa học cho trẻ em gần giống kiểu
“Tôi tài giỏi” nhưng cao cấp hơn vì học chỉ 4 ngày. Và hiện nay, Dũng đang làm một học viện đào tạo doanh nhân ở Hà Nội.

Tự nhận: “Mình không phải quá giỏi, quan trọng mình đi từ đầu tiên đến cuối cùng, bắt đầu và kết thúc sự nghiệp kinh doanh” và theo Dũng: “Quan trọng không phải là vốn, có khi cũng không phải là ý tưởng, quan trọng bạn phải quyết tâm làm. Mình thấy nhiều bạn có ý tưởng kinh doanh rất tốt nhưng sau 2 tháng thì nguội tắt. Các bạn thấy nó khả thi nhưng không làm và kết quả là chẳng có gì”.


Dũng không giấu giếm thu nhập hiện tại của mình là hơn 4000USD mỗi tháng với nhiều lớp học khoa học làm giàu, khởi sự kinh doanh mở tại các trường ĐH tại Hà Nội, mỗi phòng học từ 100-150 người, 300-350 ngàn/ngày học/liên tục trong 1 tháng.


Hiện Dũng cũng đã mở được 3-4 hội thảo với thu nhập 35-40 triệu/buổi. Số tiền tạm thời tích lũy đến hết năm cậu tính sẽ tiến hành kinh doanh bất động sản ở Hạ Long, Quảng Ninh.


Những kế hoạch cuộc đời lớn lao


Thành công nhưng việc học hỏi kinh nghiệm với Dũng chưa bao giờ là đủ. Mỗi năm, ngoài những khóa học từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/buổi, cậu cũng sẵn sàng bỏ mấy ngàn USD/buổi ở nước ngoài học ở nước ngoài để học thêm kiến thức về kĩ năng mềm.


Với Dũng: “Chi phí tốn kém cũng là vấn đề nhưng quan trọng là giá trị thu lại với số tiền mình bỏ ra có xứng đáng không thôi”.


Cậu cũng không ngại ngần tâm sự về mục tiêu trong tương lai: “15 năm tới, cuộc đời mình sẽ là cuộc đời mà nhiều người khác ngưỡng mộ. Với “núi” công việc ngổn ngang, Dũng đang xây dựng hệ thống của riêng mình để “đến 30 tuổi mình sẽ kiểu như Mc Donal. Mình là người bán bánh mỳ và người khác sẽ đến mua. Khi đó mình cũng sẽ hoàn toàn tự do về tài chính”.


Một ngày Dũng chỉ dành 2-3 tiếng cho bản thân, trừ thời gian ngủ, có tập thể một chút vào buổi chiều, thi thoảng đi chơi với bạn bè vào buổi tối. Đa số cậu làm việc vào buổi trưa, chiều đi học, tối đi dạy.


Với cậu: “Học không phải để lấy tấm bằng hay công việc mà học để lấy kiến thức, trí tuệ cho bản thân, học những cái mình thấy cần thiết. Còn lại là dành thời gian cho đam mê”.


Làm kinh doanh với Dũng: “Tất nhiên thu nhập nhưng mình muốn chia sẻ cho thật nhiều người, biết mình và chỉ cần một lời cảm ơn thôi đã rất đáng giá rồi. Và đó là bí quyết người giàu: cố gắng tìm mọi cách tạo giá trị cho mọi người và mọi người sẽ cảm ơn họ bằng cách tạo dựng tài chính cho họ”.


Thái độ của nhiều bạn sinh viên đáng báo động. Các bạn luôn luôn ngại ngùng: ngại ngùng thể hiện quan điểm, chính kiến, ngại ngùng cả chuyện mình giỏi hơn người khác

Dũng từng có thời gian học ĐH Kiến trúc trước khi đâm đơn vào ĐH Bách khoa. Theo quan sát của chàng sinh viên năm 4 ĐH Bách khoa Hà Nội này, thái độ của nhiều bạn sinh viên là điều đáng báo động. Các bạn luôn luôn ngại ngùng: ngại ngùng thể hiện quan điểm, chính kiến, ngại ngùng cả chuyện mình giỏi hơn người khác. Nhiều bạn chưa xác định được con đường mà mình đang lựa chọn để quyết tâm theo đuổi nó tới cùng, nỗ lực hết mình trong mọi hoàn cảnh.

Dự án cuộc đời của Dũng là đến năm 32 tuổi sẽ thành lập xong tập đoàn giáo dục của riêng mình và đến 38 tuổi sẽ lập gia đình.


Anh Nguyễn Mạnh Trường, giáo viên đào tạo kĩ năng mềm, của công ty Bách khoa Aptech đánh giá: “Khả năng diễn thuyết thu hút mọi người, hấp dẫn. Kiến thức thực tế, gần gũi, cung cấp những giá trị cần thiết không phải theo kiểu ấn tượng để rồi sướng, sau đó chẳng có gì. Dũng giúp người nghe biết cách nào đấy để làm tốt công việc của mình hơn.
Ở Việt Nam, nếu diễn giả Quách Tuấn Khanh giỏi về giọng, ngắt nghỉ thì trong cách của Dũng là nhanh, mạnh".

  • Văn Chung (Vietnamnet.vn)

Chàng SV thu nhập ngàn đô từ dạy thêm

Nếu như nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương tận dụng lợi thế từ danh hiệu thủ khoa đại học, thì chàng sinh viên ĐH FPT lại phát huy sở trường dân chuyên Toán rành tiếng Anh để bước chân vào thị trường giáo dục ngay từ những năm đầu đại học.

Nhóm gia sư thủ khoa nay đang mở rộng quy mô hoạt động, còn chàng sinh viên Phan Quang Điệp đến giờ, lương tháng đã ổn với hơn 1.000 USD mỗi tháng. Họ đều là những người trẻ nhanh nhạy, chóng nhận ra điểm khuyết của giáo dục hiện nay và không ngần ngại bước vào thị trường giáo dục với lợi thế riêng có của mình.



Đã từng đi thi, biết nỗi khổ của các gia đình nên nhóm gia sư thủ khoa cam kết nếu HS đỗ mới thu toàn bộ học phí. Đầu tư cho con vào đại học là khoản đầu tư lớn với nhiều gia đình nông dân Việt Nam.

Lớp học '3 chung" giữa hành trình tới Mỹ

Từ nhu cầu tìm lớp học tốt trong dịp trước thi tuyển sinh ĐH-CĐ của học sinh và phụ huynh, nhóm bạn trẻ gồm những sinh viên gồm thủ khoa đầu vào các trường ĐH, giải nhất các kỳ thi trong nước và quốc tế đã thành lập lớp học gia sư cao cấp với hình thức khá lạ.

Ăn chung, ở chung, học chung là hình thức dạy học của nhóm bạn trẻ gồm: Lê Minh Thông (thủ khoa đầu vào kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009, ĐH Ngoại thương), Hà Khương Duy, Nguyễn Hoàng Hải (lần lượt là HCV, HCB Olympic Toán quốc tế 2009) cùng trưởng nhóm Đinh Quang Cường, (26,5 điểm kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009) đứng ra tổ chức.

Học sinh khi tham gia lớp học sẽ được ăn ở cùng với các “thầy giáo”, bất cứ khi nào có thắc mắc cần hỏi sẽ được tận tình hướng dẫn. Không chỉ thế, đầu giờ sáng hay mỗi buổi chiều, mọi người lại cùng nhau tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Tổng cộng chi phí thuê nhà ở, ăn uống, học “thầy” của mỗi em trong vòng 1 tháng là 6 triệu đồng. Chi phí đã được nhóm tính toán chi tiết sao cho thích hợp nhất với các gia đình.

“Đơn giản bởi bọn em đã từng ăn học, đi thi nên biết nỗi khổ của các gia đình. Nhóm cam kết nếu các em đỗ mới thu toàn bộ” – Đinh Quang Cường, trưởng nhóm cho hay. 4 bạn đầu tiên học tại lớp thì 2 bạn đã đỗ ĐH, 2 bạn đang học CĐ.

Cường không sao quên được buổi mình qua huyện Đông Anh, Hà Nội đón các em vào lớp học ở trung tâm thủ đô.

“Trước đó em đã phải cất công thuê người nấu ăn, thuê nhà trọ, gọi điện mời các bạn tới gia sư cùng,.. xong hết rồi. Vậy nhưng trên đường sang đón thì phụ huynh các em gọi điện nói cô chú vẫn lo lắm. Thôi Cường không phải sang nữa đâu, để các cháu học bên này cũng được.

Em như rụng rời chân tay mắt ướt nhòe. Nhưng vì đã hứa với các bạn, đã bỏ tiền ra lo bao nhiêu việc nên em vẫn sang. Vừa cố gắng thuyết phục lại thêm được sự ủng hộ của các em thí sinh (trước đó bọn em cũng có kèm các em vài buổi) nên cuối cùng họ cũng gật đầu đồng ý để em được các bạn đi.

Vì đều đã bảo lưu kết quả, học tiếng Anh chờ kết quả đăng kí đi học ở Mỹ theo chương trình của Nhà nước nên Thông, Hải, Duy có nhiều thời gian dành để ôn luyện cho các em.

Với thành công ban đầu, Đinh Quang Cường dự định trong kì thi tuyển sinh này sẽ tiếp tục mô hình của mình ở quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

“Em sẽ mời thêm các bạn thủ khoa năm ngoái như Tăng Văn Bình, thủ khoa 30/30 ĐH Ngoại thương và các bạn khác cùng tham gia với nhóm. Sẽ có nhà nấu ăn, phòng riêng để tiếp đón phụ huynh, giới thiệu mô hình để gia đình yên tâm “giao con” cho chúng em”.

Tâm sự về khoản tiền khi thu được, Thông cho biết: “Năm trước sau khi kết thúc khóa học nhóm đã tổ chức chuyến đi xuyên miền Bắc. Năm nay nếu thành công bọn em dự định sẽ làm chuyến du lịch xuyên Việt như một kỉ niệm đẹp trước khi sang Mỹ học tập”.

Từ chạy “sô” kiếm sống tới khát vọng mở trường riêng


Nếu như chuyện luyện thi như một “tiểu dự án” trong chuỗi hành trình chờ du học của các bạn thủ khoa với thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng, thì chuyện dạy thêm thực sự giúp Phan Quang Điệp sớm thành “đại gia sinh viên”. Việc cộng tác, đi dạy cho nhiều trung tâm ôn luyện cho các em học sinh tiểu học, THCS thi lên cấp, thi Olympic của Phan Quang Điệp, sinh viên ĐH FPT khiến cậu nay đã có thu nhập hơn 1.000USD/tháng.



Phan Quang Điệp

Là học sinh Toán, khối THPT Chuyên Toán-Tin, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội nên Điệp khá tự tin với vốn kiến thức Toán học mình được dạy.

“Chân ướt chân ráo” lên ĐH, khát khao làm kinh doanh, muốn thành công, Điệp đã tự mình tìm hiểu, tham gia môi giới bất động sản. Hơn 2 tháng “dò dẫm” đến từng công ty, gặp những con người thành đạt, tìm hiểu con đường dẫn tới thành công của họ là nền tảng để sau này thôi thúc cậu theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.

Song song với đó, công việc chính của chàng sinh viên 8X đời cuối (1989) này là đi dạy thêm. Học trò của bạn là những em nhỏ chuẩn bị thi vào cấp 2, cấp 3 các trường chuyên trên địa bàn Hà Nội.

Một trong những lợi thế lớn của Điệp đó là khả năng dạy Toán bằng tiếng Anh.

Từ chuyện dạy lẻ tẻ thông qua bạn bè Điệp được giới thiệu vào các “lò” của các giáo viên “có thương hiệu”, rồi trung tâm huấn luyện học sinh thi Olympic châu Á Thái Bình Dương.

Cho đến cuối năm 3, nhờ đi dạy ở các trung tâm mà nguồn thu nhập của bạn khá ổn định thường dao động từ 30-40 triệu đồng (tức từ 1500-2000 USD/tháng)

Điệp tâm sự: “Tất nhiên, nếu mình không đi làm thêm, gia đình vẫn sẽ chu cấp đầy đủ. Nhưng mình đi làm phần vì đam mê, phần vì không muốn phụ thuộc gia đình”.

Cuộc đời con người, theo Điệp, sớm hay muộn cũng sẽ phải vất vả, bươn chải:

Nếu mình bắt đầu càng sớm bao nhiêu thì có thể cuộc đời sau này sẽ sống hạnh phúc hơn. Đi làm sớm cho mình những điều trường lớp không dạy bạn như cách nắm bắt tâm lý con người, cách xây dựng các mối quan hệ.
“Nếu mình bắt đầu càng sớm bao nhiêu thì có thể cuộc đời sau này sẽ sống hạnh phúc hơn. Đi làm sớm cho mình những điều trường lớp không dạy bạn như cách nắm bắt tâm lý con người, cách xây dựng các mối quan hệ,…”.

Tự nhận mình là người may mắn khi có nhiều người giúp đỡ, hay đúng hơn là “đỡ đầu” nên hiện chàng trai này có một vị trí công việc ít bạn cùng lứa tuổi có được, đó là thành viên Hội đồng quản trị, Phó Giám đốc một Trung tâm tư vấn và đào tạo tại Hà Nội.

Nhưng để có được may mắn đó, cậu cho hay: “Mình chỉ thành công, đạt được những đỉnh cao khi được làm những công việc yêu thích. Trước đó, mình đã được học rất nhiều khóa đào tạo về thay đổi tư duy, phương pháp kinh doanh,…

Cuộc đời thực sự thay đổi khi từ đầu năm 3, mình tìm ra mục tiêu, hướng đi cụ thể cho chặng đường phía trước ấy là sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Mình cũng khác nhiều bạn sinh viên, đó là chỉ tập trung học những gì cuộc đời mình cần thôi”.

Thường xuyên cập nhật những chương trình đào tạo của nước ngoài nên Điệp có nhiều trăn trở về phương pháp giáo dục thường thấy hiện nay:


“Cách tiếp cận vấn đề của chúng ta khác nước ngoài. Nếu mình thiên về lý thuyết thì họ chú trọng đến ví dụ cụ thể. Cùng là toán nhưng ví dụ học về hình chóp các em được giới thiệu về kim tự tháp, biết được sự hình thành của nó, tức là trong toán có lịch sử,…Học sinh vừa thích thú, vừa nhớ lâu.

Thêm nữa, việc dạy kĩ năng cho học sinh, sinh viên đều thiếu, yếu dẫn tới chuyện một là học sinh mất quá nhiều thời gian để học, không có thời gian chơi, làm các công việc yêu thích. Quan trọng hơn cả là nhiều bạn không xác định được mục tiêu, hướng đi cuộc đời".


Tự nhận mình chưa phải là người thành công nhưng Phan Quang Điệp chia sẻ mơ ước trong tương lai là mở được ngôi trường dạy mọi người cách đạt được thành công về tài chính, có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Trên hết, đó phải là ngôi trường khác biệt hoàn toàn các mô hình trước đây.

Và mình nghĩ nó không hề viển vông. Khi nhiều người có cùng chung ước mơ, mọi điều đều có thể thực hiện được”.

  • Văn Chung (Vietnamnet.vn)

Twitter Delicious Facebook Digg Favorites More