Thành Đạt

Thành đạt không phải ở người giúp đỡ mà chính do lòng tự tin. (A. Braham Lincoln )

Bí quyết của sự thành công – nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình. (Henry Ford)

Người bị vấp ngã là người dám liều mình. Qua cách họ đối phó với sai lầm, ta có thể đoán dược cách họ giải quyết khó khăn trong tương lai. (Bill Gates)

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

GS Ngô Bảo Châu: Giản dị, nhân hậu và si tình

Đó là nhận xét của người bạn thân GS Ngô Bảo Châu - hiện là phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Vinashin.


Dưới đây là chia sẻ của anh Hoàng Gia Hiệp - một trong những người bạn thân nhất của Giáo sư Ngô Bảo Châu - hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin.
Tổng thống Ấn Độ - bà Pratibha Patil trao giải thưởng Fields
cho Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.
Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp 4. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Năm lớp 6, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười
sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.
Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.

Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.

Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.

Nhờ Châu, tôi đã đỗ trường Amsterdam

Kỷ niệm đẹp nhất của chúng tôi là năm đầu cấp 3, chúng tôi có ba anh em thân nhau nhất trong lớp là Châu, tôi và anh Hoàng, bây giờ làm bên World Bank (sau này tôi mới biết còn một người nữa là Bảo Thanh - vợ Châu bây giờ).

Hồi đó, hết cấp hai, Bảo Châu thi đỗ vào Khối trung học phổ thông Chuyên của Đại học Tổng hợp, Hoàng vào Amsterdam, còn tôi thì thi trượt, học ở trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm.
Thế nhưng chúng tôi lại gần gũi nhau hơn. Châu và Hoàng đã cố gắng động viên, kèm cặp bài vở và giúp tôi “phục thù” thi lại chuyên Toán trường Amsterdam. Điều kiện cần khi đó là phải đạt được giải toán của thành phố, phải cạnh tranh với những người giỏi nhất trường Amsterdam. Và với sự giúp đỡ của Châu và Hoàng, năm lớp 11, tôi đàng hoàng bước vào lớp chuyên toán Amsterdam với số điểm cao nhất.
Ngô Bảo Châu ngày là học sinh lớp chuyên Toán
trường
ĐH Tổng hợp.

Đó là những ngày tháng đẹp nhất, chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau nghe nhạc và cùng mơ ước. Khi đó, chúng tôi đã nói với nhau về Fields.

Vào lại được Amsterdam rồi thì tôi lại dở chứng, thích chơi hơn học, suýt nữa còn bị đuổi khỏi trường. Ngoài mặt, Châu nghiêm khắc phê bình, nhưng sau này, qua ông Hân (ông ngoại của Châu), tôi biết lúc đó anh đã khóc vì thương tôi.
Tôi nhớ hồi đó, Châu khuyên bảo tôi nhiều lắm, nhưng tôi đâu có nghe. Tôi cho rằng Châu chăm học chỉ vì thích học, cũng như tôi hồi lớp 10 cũng rất chăm học, vì lúc đó tôi có mục tiêu là phải quay lại bằng được chuyên toán, còn lúc này tôi thích chơi thì tôi chơi.

Khi đó, Châu có nói với tôi đại ý thế này: “Ai cũng thích chơi hơn học, nhưng phải học, Hiệp ạ”. Lúc đó, anh đã đoạt giải vàng toán quốc tế với số điểm tuyệt đối. Câu nói của Châu đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đến giờ vẫn không thể quên. Tôi cũng không ngờ Châu sớm có những suy nghĩ chín chắn như thế.

May mà có anh, như một người uốn nắn những lúc tôi sai đường. Nhờ đó, tôi vẫn đậu đại học và đi nước ngoài.

GS Ngô Bảo Châu cùng vợ và con gái

Giản dị, nhân hậu và… si tình

Hết cấp ba, tôi và Hoàng đều được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô cũ, Bảo Châu đi Hungary. Năm ấy là năm 1990, năm đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin, chúng tôi đi được Liên Xô và Đức, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc bị cắt học bổng rất nhiều.

Bảo Châu được đi Pháp học. Có lẽ cũng là cái số, nếu không có biến cố lớn lao đó của lịch sử, Châu ngoan ngoãn đi Hungary thì chưa chắc nhân loại đã có được một nhà toán học lớn như hôm nay.
Thời gian tôi và Hoàng học đại học ở Liên bang Xô viết, Bảo Châu cũng có vài lần sang thăm, vì cô Hiền, mẹ Châu lúc đó cũng ở đây. Đi đâu Châu cũng giành trả tiền. Anh chỉ nói giản dị: “Chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày.” Đến bây giờ, mỗi lần giành trả tiền cho đám nhân viên, tôi vẫn thường học anh: “Lương anh cao hơn lương các em cơ mà.”
Bảo Thanh học với tôi từ cấp 1 đến hết cấp 2. Châu và Thanh yêu nhau lúc nào tôi không biết. Hai người thật sự rất kín chuyện này. Nhưng qua mẹ Châu, tôi biết anh rất si tình, đến mức mà nhiều khi mẹ anh cũng cảm thấy xót con. Nghe đâu bố mẹ Châu bắt phải học xong đại học mới cho lấy vợ. Thế là cậu chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp cử nhân, để còn lấy vợ.
Châu cưới năm 22 tuổi. Tôi rất tiếc vì năm ấy tôi không về dự đám cưới anh được.

GS Ngô Bảo Châu cùng với mẹ và hai cô con gái

Tỏa sáng trong khó khăn

Bây giờ thì Châu đã quá nổi tiếng. Thành tích của Bảo Châu thì mọi người biết rồi, có khi bây giờ nhiều người còn biết hơn cả tôi. Nhưng ít ai biết rằng, để có những thành công đó, Châu đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả về vật chất và tinh thần, đã từng bế tắc vì chẳng làm được bài toán nào.
Bây giờ anh ở trên đỉnh vinh quang, tôi lại lo cho anh, nhưng tôi tin anh, vì tôi biết giải thưởng đối với anh không phải là tất cả. Sau này nếu có lúc nào đó anh lại bế tắc (mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong khoa học) thì anh vẫn sẽ tiếp tục cố gắng, tiếp tục vượt lên để cống hiến cho nền toán học của nhân loại.
Con người như thế mà lại “mê tín” đấy. Tôi nhớ hồi ấy, trước mỗi kỳ thi của Bảo Châu, chúng tôi lại cùng nhau ra đền Ngọc Sơn để cầu may. Đến giờ, mỗi năm Xuân về, tôi vẫn dẫn các con tôi ra đây để cầu cho chúng học giỏi.
Bảo Châu không thích được gọi là Nhà toán học. Anh thích được gọi là người làm toán, thế thôi. Khả năng làm toán của anh là của nhân loại, hãy đóng góp cho nhân loại nhiều nhất về lĩnh vực đó. Tôi chỉ mong sau những thành công đạt được, với uy tín và ảnh hưởng của mình, anh sẽ làm được gì đó cho thế hệ trẻ Việt Nam, cho chúng tôi ở quê nhà và cả các bạn trẻ của Việt Nam chúng ta ở nước ngoài.
Theo TTXVN

Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên: “Lạc quan để tồn tại, nghị lực để vươn lên”

Ngày 29.06.2005, lần đầu tiên, một người Úc gốc Việt đã nhận được giải thưởng cao nhất của Hội thảo Khoa học liên kết giữa Hiệp hội nghiên cứu bệnh lý về Xương và Khoáng chất Quốc tế và châu Âu tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 25 - 29.06.2005. Đây là giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu trẻ (Young Investigator Award), và đề tài ”Đánh giá nguy cơ gãy xương cho người cao niên trong quãng đời còn lại” của anh đã được trao giải nhất.

Công trình của anh được chọn lọc từ 1.500 đề tài được chọn báo cáo tại Hội thảo, nhưng có một điều ít ai biết rằng nhà khoa học trẻ ấy đã phải trải qua bao sóng gió cuộc đời để đến được đây, trên vị trí tôn vinh những người hết lòng vì khoa học. Bảy tháng tuổi, di chứng của căn bệnh sởi quái ác khiến một mắt anh bị hỏng. Với thị lực khiếm khuyết đeo đẳng bên mình, anh đến trường với bao khó khăn vất vả; ngồi ngay bàn đầu mà cứ phải chạy lên chạy xuống nhìn bảng chép bài, lắm lúc anh muốn buông xuôi, phó mặc cho số phận…Nhưng như cây non gặp hạn vẫn cứ vươn về phía mặt trời, khát khao được sống, được làm việc cứ trỗi dậy trong tâm hồn người con vùng cao nguyên Pleiku. Và anh lại đứng lên, bước tiếp.

Cổng trường Đại học Y đã mở ra với anh nhưng rồi “mắt kém làm sao đủ tiêu chuẩn học ngành y? Thôi hãy về tìm nghề khác mà học”! Phũ phàng thế sao? Không, không thể đầu hàng dễ dàng như thế. Và ý chí, nghị lực cộng với cả …nước mắt của anh đã làm những người thầy nghiêm khắc nhất cũng phải mềm lòng. Anh lại được đón nhận. Cuộc sống lại mở ra với những tia nắng hồng!

Thế nhưng ông trời hình như rất thích thử lòng người. Năm thứ 4 trường Y, thị lực của anh gần như mất hẳn. Bỏ học ngang chừng, ra Hà Nội tìm cơ hội sáng mắt. Mổ rồi nhưng thị lực vẫn còn yếu lắm, mọi vật cứ mù mờ, cứ nhạt nhòa như tương lai của anh vậy. Thế là hết, là trở thành một người khuyết tật! Buồn chán, nản lòng anh nhờ người chở đến trường khiếm thị Hà Nội. Những bóng người mờ ảo cắm cúi làm việc, cắm cúi học. “Ồ, thì ra mình vẫn còn may mắn, hạnh phúc lắm. Các em bé ấy không nhìn thấy gì nhưng vẫn làm việc thật giỏi, còn mình, mình đã được nhìn thấy cuộc đời trên 20 năm, mình lại được học tập, vậy tại sao mình lại bó tay, lại buông xuôi chứ?” - nhủ thầm với lòng mình như vậy để rồi sáng hôm sau năn nỉ bà mẹ nuôi chở anh đến trường. Cứ như thế trong cả năm trời, với tình thương của cha mẹ nuôi người Hà Nội, với sự giúp đỡ của bè bạn, anh vẫn tiếp tục đến trường, nhờ bạn chép bài để tối về mở máy ghi âm nghe lại lời thầy giảng, kê thước tập viết chữ thật thẳng. “Trời thật có mắt”, sau đó thị lực dần phục hồi, và rồi anh giành luôn vị trí thủ khoa tốt nghiệp trường Y Hà Nội năm 1992.

Soạn: AM 465144 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên tại Khách sạn REX, TP.HCM

“Có lẽ nhờ trời nuôi nên dần dần mắt tôi lấy lại được thị lực, tuy chỉ còn khoảng 70% nhưng như thế là may mắn lắm rồi. Dù không biết kéo dài được bao lâu thì mù hẳn nhưng tôi nghĩ còn làm được điều gì thì cố gắng làm. Tôi nghĩ phải vui với cái mình hiện có, vì thế tôi vẫn làm việc, khám chữa bệnh, vẫn đọc, viết, nghiên cứu với suy nghĩ hãy làm khi còn có thể chứ chẳng nên ngồi đó để vò đầu bứt tai. Nếu sau 5 năm mà mắt không còn thấy đường thì mình cũng đã làm được một số việc, còn hơn là sau 5 năm nữa mình chẳng làm được gì. Sống thì phải hy vọng, chính vì thế tôi lạc quan để tôi tồn tại, và cần phải có nghị lực để vươn lên!!”

- Anh cười thật sảng khoái khi nghe tôi hỏi anh có bi quan không khi một ngày nào đó anh sẽ không còn nhìn thấy gì nữa. Vâng, “lạc quan để tồn tại, nghị lực để vươn lên”! Tôi vui với niềm tin vào cuộc sống của anh, vui khi được biết anh, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, càng vui hơn khi biết anh nhận được một giải thưởng khoa học lớn. Rất chân tình, anh tâm sự với Người Viễn Xứ: “Thật ra đây cũng là một sự tình cờ, vì đây là một dự án nằm trong luận án tiến sĩ của tôi với sự hướng dẫn của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, một chuyên gia về dịch tễ học và bệnh loãng xương”.

PV: Sự tình cờ? Nhưng đó là một vinh dự lớn vì chắc hẳn dự án của anh là đề tài khá mới mẻ và có giá trị cao?

Thạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên: Đây là một sự khích lệ, vì giải thưởng giành cho các nhà nghiên cứu trẻ. Trẻ nghĩa là trẻ tuổi nghề, đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc là trong 5 năm sau khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp. Đề tài này là ”Đánh giá nguy cơ gãy xương cho người cao niên trong quãng đời còn lại”. Ví dụ một người già thì nguy cơ của họ là loãng xương và hậu quả lớn nhất là gãy. Gãy xương là một vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ là vấn đề chi phí mà còn là chất lượng cuộc sống bị giảm đi: tạo gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Vấn đề đặt ra là phòng ngừa và điều trị như thế nào.

Từ trước đến nay, trong ngành điều trị loãng xương quốc tế cũng biết rằng vấn đề loãng xương và gãy xương liên quan đến tuổi tác, nghĩa là tuổi càng cao thì nguy cơ gãy xương càng lớn. Thứ hai là liên quan đến người phụ nữ ở tuổi mãn kinh thì xác xuất gãy xương cao. Thứ ba là mật độ khoáng xương càng thấp thì nguy cơ gãy xương càng cao. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác thường gọi là yếu tố nguy cơ. Nhưng đối với một số nhóm người mà mật độ khoáng xương giảm đi chừng 0.12gr thì khả năng gãy xương tăng lên gấp 2 - 3 lần so với người có mật độ khoáng xương thấp hơn mức độ đó. Nhưng cũng không có nghĩa yếu tố này áp dụng trên một cá nhân cụ thể mà xác xuất này được tính trên một quần thể lớn. Nhưng vấn đề đặt ra lại là cho một cá nhân cụ thể. Chẳng hạn một bệnh nhân A, tuổi 60, có mật độ khoáng xương là 0.7g/cm2, người này lại đã từng bị gãy xương trước đó, thì bác sĩ cũng không thể đưa ra câu trả lời cho việc xác xuất người đó sẽ bị gãy xương lần hai trong quãng đời còn lại là bao nhiêu.

Soạn: AM 465148 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thạc sĩ Nguyên và Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn tại Hội thảo Khoa học

Ý tưởng đó được cộng với lợi thế là GS Tuấn đang điều hành một trong những nghiên cứu dịch tễ học về bệnh lý Loãng xương lớn nhất thế giới là “Nghiên cứu Dịch tễ học về Loãng xương ở Dubbo”, một tỉnh của Úc. Nghiên cứu này đã được tiến hành trong vòng 15 năm rồi. Tất cả những đối tượng từ 60 tuổi trở lên đều được mời tham gia vào đề tài nghiên cứu này để được tiến hành các khám nghiệm liên quan đến xương.

Từ nghiên cứu này, sau một năm thì nhóm nghiên cứu cũng đã tìm ra câu trả lời. Thí dụ, với một người phụ nữ trong độ tuổi 60 thì trong vòng 10 năm nữa, nguy cơ bị gãy xương do loãng xương ít nhất ở một vị trí là khoảng 30%. Quan trọng hơn là từ đó có thể vạch chiến lược điều trị phòng ngừa cho một quần thể lớn, phải làm sao để giảm thiểu những gánh nặng về sau. Hy vọng từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có thể đưa ra được một phác đồ đánh giá nguy cơ gãy xương để bác sĩ áp dụng cụ thể cho từng cá nhân trong độ tuổi có nguy cơ cao. Và trong chuyến đi Geneva lần này chúng tôi sẽ thuyết trình về đề tài đó.

Đây có phải là một hội nghị về Loãng xương lớn nhất thế giới không, thưa thạc sĩ?

Là một trong hai hội nghị lớn nhất, hội nghị Mỹ mở rộng và hội nghị Liên hiệp châu Âu - Quốc tế. Đây là một hội thảo liên kết giữa châu Âu và quốc tế. Hội thảo này được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, quy tụ từ 2.000 - 3.000 khoa học gia từ khắp nơi trên thế giới với khoảng 1.000 -1.500 công trình nghiên cứu, trong đó sẽ có một số công trình được chọn để thuyết trình trực tiếp tại Hội thảo, các công trình còn lại thì thuyết trình bằng poster (tức là chỉ trình bày trên bảng giấy khổ lớn, không phải thuyết trình bằng miệng). Có khoảng trên dưới 20 công trình được trao giải trong mỗi kỳ hội thảo quốc tế như vậy, tùy theo chất lượng công trình nghiên cứu. Công trình của chúng tôi cũng có điều may mắn vì đây là giải thưởng đầu tiên mà hội nghị Liên hiệp châu Âu - Quốc tế trao cho một người Úc, mà lại là người Úc gốc Việt trong lĩnh vực này.

Quả thật hơi lạ khi biết rằng trước đây, lúc học ở trong nước, anh đã tốt nghiệp về Nhi khoa lâm sàng. Tại sao giờ đây anh lại làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và nhận giải thưởng về bệnh Loãng xương?

Đúng vậy. Bản thân tôi vốn có chuyên môn về nhi khoa lâm sàng chứ không phải chuyên về nghiên cứu. Nhưng khi sang Úc du học, được tiếp cận với một lĩnh vực mới mà tôi cũng cảm thấy yêu thích, lại có thêm Giáo sư Tuấn cầm cây bút chỉ đường, Giáo sư là một người có thâm niên trong nghề, có uy tín trên trường quốc tế, nhiệt tình với công việc, thường quan tâm, nâng đỡ lớp trẻ, đặc biệt giáo sư lại là người Việt. Đó chính là may mắn của tôi chứ không phải tôi tài giỏi gì đâu!

Nhưng với bằng thạc sĩ về Nhi khoa, tại sao khi nhận được học bổng du học của Chính phủ Úc, anh lại không tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ về ngành này? Phải chăng anh thích được thử sức?

Nói đúng ra là tôi bị “số phận đưa đẩy”. Bởi khi nộp hồ sơ du học, tôi đang chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ Nhi khoa ở Việt Nam, khi đó phía Úc lại không chấp nhận cho tôi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ vì khi nộp hồ sơ tôi chưa có bằng thạc sĩ. Vì thế khi sang Úc, tôi tiếp tục nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ thứ hai. Khi đó tôi đã có một bằng thạc sĩ y học lâm sàng rồi nên tôi muốn chuyển sang một đề tài mới. Và tôi đã chọn đề tài Nhi khoa cộng đồng làm đề tài thạc sĩ của mình. Trước đây tôi nghiên cứu về việc điều trị cho một bệnh nhân cụ thể, còn giờ là chiến lược điều trị cho cộng đồng, theo nguyên lý phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chẳng hạn như để phòng ngừa bệnh trái rạ trong cộng đồng thì phải làm gì? Và khi lấy xong bằng thạc sĩ thứ hai này rồi, tôi đến chào bà giáo sư hướng dẫn để về nước. Bà ngạc nhiên: “Sao lại về?”. Tôi cười: tôi là người Việt Nam! Bà la lên: “Ồ, không được! Không được!”. Đó là vì tôi đã tham gia vào một dự án “Nghiên cứu sự phát triển của trẻ em Việt Nam ở Úc”.

Soạn: AM 466169 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Th.S Nguyễn Đình Nguyên với giải thưởng cao nhất của Hội thảo Khoa học

Đây là dự án của một bệnh viện Nhi khoa lớn nhất vùng Tây Nam Sydney (Bệnh viện Nhi khoa Hoàng gia Alexandra) nơi tập trung 80% người Việt ở tiểu bang New South Wales. Cộng đồng người Việt là cộng đồng lớn thứ ba và là cộng đồng phát triển nhanh nhất tại Úc trong vòng 20 năm qua. Để thực hiện dự án này cần có một người có trình độ về nhi khoa, hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa, đồng thời phải biết nghiên cứu khoa học. Tôi may mắn là người hội đủ ba điều kiện này. Thế là tôi bắt tay vào việc: thiết kế nghiên cứu, mời người tham gia, lấy mẫu xét nghiệm, phân tích… Chỉ với 200 gia đình thôi nhưng tôi phải thực hiện gần 2.000 chuyến đi để đến từng nhà, khám từng cháu một, mỗi ngày đi từ 180 - 200 cây số, đi liên tục như thế trong vòng 2 năm. Bản thân tôi cùng bà giáo sư phải trực tiếp làm tất cả từ A đến Z.

Dự án này đã đưa ra một kết luận: người Việt Nam thấp bé nhẹ cân không phải do di truyền mà là do dinh dưỡng. Người Việt ở Úc phát triển cao hơn người Việt trong nước và người Việt ở Pháp 10 năm trước. Như vậy nếu cải thiện được vấn đề dinh dưỡng thì tầm vóc người Việt sẽ phát triển. Điều thứ hai là vấn đề thiếu chất sắt. Đây là việc không thể nhìn thấy ngay bây giờ mà 10 - 15 năm sau mới ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Người Việt vốn thích trẻ con bụ bẫm nhưng đó là do trẻ được cung cấp đủ năng lượng chứ không ai để ý đến việc trẻ thiếu khoáng chất và các yếu tố vi lượng. Thiếu chất sắt gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ về sau.

Chính vì thế khi tôi chào để về nước, bà giáo không đồng ý vì dự án này đang được tài trợ mấy trăm ngàn USD, nếu tôi về thì dự án sẽ bị ngưng trệ, sẽ phải đi tìm một người có đủ những điều kiện trên. Bởi vì người Việt rất ngại khi có người lạ đến lấy thông tin của mình, họ cũng không kiên trì để tham gia từ đầu đến cuối một chương trình nếu không có người đeo bám, điều này sẽ gây trở ngại cho người làm nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, ở bên Úc sẽ chẳng có ai chịu tình nguyện làm với một mức lương thấp mà lại đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, trong khi đó tôi tham gia dự án này không hề nhận lương mà chỉ nhận học bổng.

Và anh đã ở lại để tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ cho đề tài này? Ồ, nhưng sao bây giờ anh lại nghiên cứu về loãng xương ở Viện nghiên cứu Y khoa Garvan nhỉ?

Rất lạ phải không? Cái số tôi nó lận đận mà! Trước lời mời tiếp tục tham gia vào dự án này của bà giáo sư, tôi đã bàn bạc lại với gia đình. Rất may cả gia đình ủng hộ: mình muốn học mà họ cho học tại sao lại bỏ lỡ cơ hội. Thế là tôi tiếp tục ở lại để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ với dự án này. Nhưng trong cái may tôi lại gặp điều rủi. Số là dự án này được một công ty lớn tài trợ, nhưng trong vụ khủng bố đánh sập Tòa nhà Thương mại ở Mỹ ngày 11.09, công ty này đã bị ảnh hưởng và họ đành cắt giảm chi phí tài trợ cho các dự án. Và học phí là phần không ưu tiên, do đó tôi nằm trong số người bị cắt nguồn tài trợ học phí 30.000USD/năm cho nghiên cứu sinh tiến sĩ. Mặc dù họ đã giảm 2/3 học phí nhưng với 10.000USD/năm thì tôi không có khả năng để đóng. Thế là luận văn tiến sĩ đã thực hiện được 1 năm rưỡi đành bỏ dở!

Trong tình cảnh dở khóc dở cười thì tôi gặp Giáo sư Tuấn và nhờ ông giúp đỡ. Nhưng Viện nghiên cứu Y khoa Garvan nơi GS Tuấn làm việc lại chuyên nghiên cứu về bệnh loãng xương, vì thế mặc dù được đánh giá là có năng lực nhưng muốn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Garvan thì tôi phải chuyển đổi đề tài! Tôi nghĩ học là vô cùng, nghiên cứu về dịch tễ học là một phạm vi rộng và cũng ứng dụng vào nhi khoa được. Vả lại, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan là một trong hai Viện nghiên cứu Y khoa lớn nhất Úc châu và nằm trong “top ten” của thế giới; rất uy tín, không dễ dàng được vào học. Nếu học được ở đây, tôi nghĩ mình sẽ vững vàng hơn sau khi ra trường, mình sẽ tự tin hơn khi làm việc độc lập. Nhờ có giáo sư Tuấn đỡ đầu nên sau một thời gian chật vật tôi cũng đã theo đuổi luận án tiến sĩ được hai năm, đã có 3 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế và đang cố gắng để bảo vệ luận án sớm hơn thời gian quy định một năm. Đề tài được giải thưởng của Hội nghị lần này là một phần chính trong luận án tiến sĩ của tôi và nhóm nghiên cứu. Đó là một điều hết sức bất ngờ, chúng tôi nhìn nhận được tầm quan trọng của nghiên cứu này nhưng không nghĩ là được trao giải thưởng.

Quả thật câu chuyện về cuộc đời anh rất lý thú. Nghe nói anh còn là người anh tinh thần của một cậu thanh niên mắc bệnh xương thủy tinh?

Vâng. Có lần tôi đọc được thông tin về cậu bé Vũ Ngọc Anh bị bệnh xương thủy tinh ở Hải Phòng. Tôi viết một bài về căn bệnh này đăng trên báo Tuổi Trẻ. Ngọc Anh đã liên lạc với tôi. Từ đó chúng tôi thường xuyên liên lạc. Tôi đã kể cho Ngọc Anh nghe về cuộc đời mình, qua đó như để thổi vào em một niềm lạc quan, để động viên, khích lệ em cố gắng vượt qua nghịch cảnh. Bởi ít nhiều, em cũng còn đi học được và sẽ tốt nghiệp đại học. Em còn may mắn hơn nhiều bạn bị thiểu năng trí tuệ. Tôi muốn chia sẻ với em một điều là chúng ta còn làm được nhiều việc có ích và đừng để nó trôi qua khi chưa muộn, chúng ta chỉ thất bại khi mình không còn nghị lực mà thôi.

Hình như anh viết báo rất nhiều và thường gửi đăng trên các báo ở quê nhà.

Tôi viết như một sự đam mê. Bài của tôi đăng trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Sức khỏe và Đời Sống, báo Nhân Dân… và cả Người Viễn Xứ nữa. Năm 2003 -2004, tôi đã có trên 100 bài dịch và viết về bệnh SARS đăng trên Sức khỏe và Đời sống, Khoa học phổ thông, hoặc trong năm vừa rồi về bệnh Cúm gà. Tôi muốn chia sẻ những kiến thức mà mình biết với mong muốn đem lại điều có ích cho cộng đồng.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện rất thú vị này. Chúc mừng anh đã nhận được giải thưởng cao nhất của một hội nghị khoa học quốc tế! Chúc anh gặt hái nhiều thành công hơn nữa!

Cám ơn chị, cũng nhân đây tôi muốn qua báo, gửi lời chân thành biết ơn sâu sắc đến với những người đã có ảnh hưởng lớn và luôn bên cạnh tôi, động viên tôi và giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đó là ba mẹ tôi, gia đình bố mẹ nuôi tôi (mà tôi coi như ba mẹ đẻ), vợ con tôi - những người hiện đang trực tiếp hy sinh vì sự nghiệp của tôi, và không quên cám ơn Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, người thầy đang hướng dẫn tôi. Cũng nhân đây tôi xin cám ơn báo Người Viễn Xứ đã cho tôi cơ hội trao đổi. Tôi cũng xin nhắc lại, những gì tôi đã làm và đạt được không có gì to tát, chỉ là những việc rất nhỏ và bình thường. Nhưng điều tôi muốn chuyển tải đến các bạn trẻ là chúng ta có nhiều cơ hội để học hỏi, để tiếp cận với tri thức hiện đại. Khó khăn và trở ngại lớn nhất là khó khăn trong chính bản thân mình, chỉ có mình mới là sức cản lớn nhất cho mình mà thôi. Nghị lực và quyết tâm có thể biến những điều không thể thành có thể.

T.N

Tham vọng của một bác sĩ giỏi

TTCT - Bác sĩ Phạm Tỵ, 41 tuổi, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Định, mở đầu cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng câu triết lý: “Để có Mặt trời phải trả giá một hoàng hôn”.


Câu nói đầy bí mật như chính con người ông. Nhìn tướng tá vị bác sĩ này ít ai nghĩ ông đã mổ thành công gần 2.500 ca u não, cột sống. Và để đạt được thành quả ấy ông đã “chôn” hẳn 10 năm của cuộc đời mình cho việc học và nghiên cứu chuyên môn.

Tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế năm 1989, Phạm Tỵ về công tác một năm tại Bệnh viện Đa khoa TP Qui Nhơn, sau đó ra Hà Nội học chương trình sau đại học dưới sự dẫn dắt của nhiều bác sĩ giỏi. Đây là giai đoạn khó khổ nhất của cuộc đời ông khi hai ba ngày mới có một bó rau muống để ăn. Năm 1998, Phạm Tỵ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ loại giỏi với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của tia laser công suất cao trên não”.

Từ thời khắc này, Phạm Tỵ trở thành vị tiến sĩ y khoa đầu tiên của Bình Định. Sau đó, nhờ học bổng ông đã ba lần sang Pháp tu nghiệp, học chuyên sâu về lĩnh vực não - cột sống. Tại đây, ông đã tham gia phẫu thuật hơn 400 ca u não, và được mời sang Mỹ làm việc với mức lương 10.000 USD/tháng nhưng ông đã chối từ.

Rất nhiều bệnh nhân u não tưởng chừng chỉ có... chết, như trường hợp chị P.T.N. ở Qui Nhơn nhập viện trong lúc gia đình đã xin đất làm mộ, nhưng đã được Phạm Tỵ cứu sống; một cháu bé mới ba tháng tuổi bị cha mẹ âm thầm ôm trốn khỏi bệnh viện sau khi biết con mình bị u não khó lòng cứu khỏi. Hay tin, bác sĩ Tỵ đã “truy lùng” đưa cháu bé trở lại bệnh viện rồi cứu sống cháu. Đó là ca phẫu thuật u não cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tại VN vào năm 2002. Những “người về từ cõi chết” như thế đã làm nên tên tuổi của bác sĩ Phạm Tỵ khiến bệnh nhân từ nhiều nơi tìm đến Bệnh viện Bình Định.

Tính đến giữa tháng 6-2006, ông đã phẫu thuật cho hơn 2.000 bệnh nhân, với tỉ lệ thành công hơn 90%. Trong đó, ngày 3-5-2002 đánh dấu sự thành công của kỹ thuật mổ u não bằng tia laser tại Bệnh viện Bình Định. Bác sĩ Tỵ khẳng định Bệnh viện Bình Định hiện đủ sức chẩn đoán, phẫu thuật, điều trị cho hơn 95 mặt bệnh về lĩnh vực não - thần kinh - cột sống, ngang bằng với các bệnh viện lớn trong nước cũng như Đông Nam Á.

Phương pháp điều trị và phẫu thuật u não, điều trị cột sống bằng phẫu thuật, nghiên cứu ứng dụng laser công suất cao của bác sĩ Phạm Tỵ được bạn bè trong nước và quốc tế đánh giá rất cao. Năm 2003, ông được biểu dương tại Hội nghị lao động sáng tạo toàn quốc.

Điều tâm đắc nhất của bác sĩ Tỵ là việc phẫu thuật thành công, chữa lành bệnh cho các nạn nhân bị gù lưng và động kinh - hai loại bệnh thuộc dạng rất khó chữa hiện nay. Ông đã cho tôi xem những bức ảnh về một bệnh nhân bị gù lưng 90 độ, sau khi phẫu thuật đã đứng và đi thẳng người như những người bình thường khác và bảo: “Đây là một kỳ tích chứ chẳng chơi”.

Ông là người có nhiều tham vọng trong việc xây dựng, phát triển Bệnh viện Bình Định. Từ ngày được phân công phụ trách bệnh viện, ông đã tiến hành một số cải cách được nhiều người đồng tình, trong đó có việc phục vụ bữa ăn cho từng loại bệnh nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Hiện nay, nhiều người dân Bình Định cảm thấy tiếc một “tay mổ não” có tài khi ông đang “ngấp nghé” vào chiếc ghế giám đốc (ông vừa được phân công phụ trách chung bệnh viện thay cho giám đốc vừa về hưu) vì sẽ không còn nhiều thời gian tập trung cho nghiệp vụ. Có phải làm giám đốc bệnh viện là ước nguyện của ông?

- Không, tôi vẫn chọn chuyên môn. Làm giám đốc - nếu có - chẳng qua là sự phân công trong một giai đoạn nào đó, còn chuyên môn mới gắn bó mãi mãi với cuộc đời mình. Tôi đã hi sinh tất cả cho cái nghề này thì không thể bỏ đi chuyên môn một cách đơn giản.

Một bệnh nhân bị gù lưng trước và sau khi phẫu thuật

* Nếu chỉ có một sự lựa chọn giữa bác sĩ giải phẫu u não và chiếc ghế bộ trưởng thì ông sẽ chọn cái nào...?

- Bác sĩ giải phẫu u não. Với tôi, làm giám đốc bệnh viện là chức vụ cuối cùng!

* Tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế, học tiến sĩ ở Hà Nội, học chuyên sâu ở Pháp, nhiều lời mời ngọt ngào và giá cao, tại sao ông lại chọn Bình Định để trở về?

- Bình Định là quê tôi. Tất nhiên đó không phải là yếu tố quyết định. Sở dĩ tôi chọn Bình Định vì tôi tiên lượng ở đó tôi sẽ có lượng bệnh nhân rất lớn vì nó nằm ở vị trí trung tâm của cả nước và khu vực.

* Tuy nhiên, tâm lý của hầu hết bệnh nhân khu vực miền Trung cứ hễ bệnh nặng là đi Sài Gòn!

- Đúng. Trong tiềm thức của bệnh nhân cũng như thân nhân họ, bệnh viện cấp tỉnh thì không bằng các bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM. Tuy nhiên, tôi có thể mạnh dạn nói rằng với chuyên khoa não và cột sống, Bệnh viện Đa khoa Bình Định có đủ sức, lực để tiếp nhận, chẩn đoán, phẫu thuật cho hầu hết các mặt bệnh mà các bệnh viện lớn trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á đang điều trị.

Chúng tôi đã cứu được rất nhiều ca mà các bệnh viện TP.HCM đã “chê”. Chúng tôi cũng đã phẫu thuật thành công cho nạn nhân bị gù đứng thẳng dậy, người bị bệnh động kinh. Đây là những trường hợp khá hi hữu trong y khoa.

* Dư luận bảo ông là người “đầy cá tính”. Cái lợi của “cá tính” là quyết đoán, dám làm, nhưng lại dễ gây mích lòng?

- Tôi cố gắng cân nhắc để hài hòa và dẹp sang một bên những chuyện vặt để tập trung cho chuyện lớn.

* “Chuyện lớn”, đó là chuyện gì, thưa ông?

- Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bình Định trở thành bệnh viện loại 1 đúng nghĩa về dịch vụ và chất lượng điều trị. Chúng tôi đang có kế hoạch xây mới 20 phòng mổ đạt tiêu chuẩn, khu khám bệnh 10 tầng có sân đáp cho máy bay cứu thương, khu điều trị 12 tầng với hơn 300 giường bệnh. Bên cạnh đó, ước mơ cháy bỏng của bản thân tôi là xây dựng khu điều trị ung thư não. “Điều trị ung thư”: nói điều này nghe có vẻ như không tưởng nhưng tôi tin chắc là mình sẽ làm được.

* Quan điểm của ông thế nào về chuyện bác sĩ mở phòng mạch tư?

- Tôi tin chắc một ngày nào đó sẽ có hai loại bác sĩ: bác sĩ chuyên làm tư và bác sĩ chuyên làm công chứ không có bác sĩ vừa làm công vừa làm tư như hiện nay.

* Thưa ông, thân nhân bệnh nhân lâu nay quá ngán ngẩm về tệ nạn “lót tay, nhét túi” trong bệnh viện. Trên cương vị quyền giám đốc một bệnh viện, ông nói gì về đề tài này?

- Hay! Tôi đã chờ đợi câu hỏi này. Đó là một tệ nạn rất xấu, đã làm xấu hình ảnh bệnh viện và những người mặc áo trắng. Tôi đang và sẽ triệt tiêu tệ nạn này.

* Cách nào, thưa ông?

- Tôi sẽ kiện bất cứ ai đưa tiền cho y tá, hộ lý nếu bị tôi phát hiện, vì đưa tiền như vậy là phá bệnh viện, làm hủ hóa nhân viên, bác sĩ.

* Nhưng người dân bị buộc phải làm như vậy hoặc được gợi ý phải làm như vậy, nếu không sẽ không được chăm sóc tốt?

- Tôi phụ trách chung bệnh viện mới hơn hai tháng nhưng đã ba lần tổ chức họp toàn thể thân nhân bệnh nhân để thông báo rằng tại Bệnh viện Bình Định, họ chỉ phải đóng các khoản tiền theo qui định có hóa đơn, ngoài ra không được đưa một khoản tiền nào khác. Chúng tôi niêm yết công khai qui định này tại tất cả các khu vực điều trị, kêu gọi người dân tố giác những biểu hiện thiếu trách nhiệm, gây khó dễ... của nhân viên bệnh viện. Nguyên tắc chung của Bệnh viện Bình Định cũng như riêng tôi là điều trị, chăm sóc công bằng, không phân biệt người ăn mày hay yếu nhân.

* Thưa ông, thường những người bệnh nặng là những người rất nghèo, nhiều người đã phải chấp nhận cái chết vì không có tiền!

- Đó là thực tế đau lòng. Người nghèo vì không có tiền để khám định kỳ, đến khi bệnh phát ra thì rất nặng. Rồi do thiếu ăn nên sức khỏe yếu khiến bệnh lan nhanh, khi giải phẫu thì kiệt sức... Đó là vòng luẩn quẩn của người nghèo. Tôi đã từng mổ u não cho một bệnh nhân bán vé số, anh ta rất nghèo, ăn cơm với muối tiêu. Người cha anh cũng bán vé số, ăn cơm với muối ớt. Vì thức ăn không có đạm nên vết thương không thể lành. Đến khi một bệnh nhân chung phòng xuất viện sớm, dư tiền, cho anh ta tiền mua hột vịt lộn ăn, thế là vết thương khô mặt.

* Xin hỏi thật, thu nhập từ công việc của ông có thể nuôi đủ một gia đình với hai đứa con?

- Mỗi tháng tôi được 4 triệu đồng tiền tài năng do UBND tỉnh cho, 1,7 triệu đồng tiền lương và phụ cấp, 1,7 triệu đồng tiền đứng mổ, 200.000 đồng tiền trực cơ quan. Tôi chưa có con nên chi phí chỉ mất khoảng 2 triệu đồng/tháng. Tôi hiện vẫn chưa dám có con cũng chính vì chuyện học. “Để có Mặt trời phải trả giá một hoàng hôn” là vậy!

* Được biết ông có người vợ thật tuyệt vời?

- Tôi là kết quả của công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. “Nhân dân” ở đây là vợ tôi. Cô ấy đã nuôi tôi nhiều năm từ khi tôi đậu nghiên cứu sinh. Nếu không có cô ấy chắc chắn tôi không thể được như ngày hôm nay. Cô ấy là phần thân thể của tôi.

LÊ ANH ĐỦ

CEO Pepsi là nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới

Tạp chí Financial Times vừa trao danh hiệu nữ doanh nhất quyền lực nhất cho Indra Nooyi, CEO của Pepsi.

Indra Nooyi sinh năm 1955 tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Sau khi lấy bằng MBA tại một học viện quản lý, bà có 2 năm làm việc cho hãng Johnson & Johnson ở Mumbai trước khi lên đường sang Mỹ.

"Đó là năm 1978. Tôi đến Mỹ với tất cả những gì mình có là 500 USD và một học bổng từ Đại học Yale. Là một người nhập cư, tôi đã phải làm tất cả mọi việc để có thể tiếp tục học hành", Indra Nooyi nhớ lại.

Ngoài ra, hành trang bà mang theo còn có những lời răn dạy của ông bà. "Bài học lớn nhất mà ông bà dạy cho tôi là nếu được giao một việc gì đó, phải làm nó cho thật tốt và tự hỏi mình đã làm hết khả năng hay chưa. Bài học thứ hai, ông muốn tôi trở thành một sinh viên suốt đời. Những điều mình chưa biết luôn lớn hơn cái đã biết", CEO của đại gia đồ uống Mỹ hồi tưởng.

Chân dung nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới theo bình chọn của Financial Times. Ảnh: FT.com

Sau khi lấy bằng master ở Đại học Yale, Nooyi gia nhập Tập đoàn Boston Consulting Group. Sáu năm sau, bà chuyển sang hãng Motorola với chức danh Phó chủ tịch và Giám đốc kế hoạch. Nhưng rồi công ty này cũng chỉ giữ chân Nooyi được bốn năm, trước khi bà chuyển sang một công ty điện lực của Thụy Điển là Asea Brown Boveri.

Đến năm 1994, Indra Nooyi nhận được hai lời mời gọi từ Pepsi và General Electric. Bà đánh giá CEO của General Electric là một trong những CEO vĩ đại nhất thế giới, nhưng quyết định chọn Pepsi vì cảm thấy nơi đây thật sự cần mình. Sự thay đổi này đã mang lại bước ngoặt cho sự nghiệp của Nooyi.

Nữ CEO của Pepsi cùng một trong hai cô con gái. Ảnh: Rediff.com

Khi bước chân vào gia đình Pepsi năm 1994, Nooyi được giao nhiệm vụ thiết kế hình ảnh của công ty trong vòng 10 năm tiếp theo. Nhờ Nooyi, Pepsi đã hoạch định lại con đường đi của họ. Sau khi mua lại Tropicana và Quaker Oats, Pepsi chia các dòng sản phẩm thành 3 nhóm: nhóm "đem lại niềm vui" (như Pepsi), "tốt cho sức khỏe" (như Diet Pepsi) và "tốt cho bạn" (Tropicana).

Với những nỗ lực của mình, Nooyi được giao chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính năm 2001. Đến 2006, bà trở thành CEO thứ 5 và là nữ CEO đầu tiên trong lịch sử 44 năm phát triển của hãng đồ uống này. Những năm gần đây, bà liên tục lọt vào danh sách những nữ CEO quyền lực nhất và được trả lương cao nhất thế giới.

Nooyi luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với nước Mỹ, nơi đã cho bà nhiều cơ hội và hy vọng sẽ có ngày được trả ơn cộng đồng. "Giờ đây, mỗi ngày qua đi tôi đều tự hỏi mình: Liệu tôi có xứng đáng làm CEO của công ty này hay không", nữ doanh nhân gốc Ấn chia sẻ. Ngày nay, bà đã trở thành người của công chúng, không thể đi siêu thị, mua sắm, lúc nào cũng kè kè vệ sĩ bên cạnh. Tuy nhiên, trong sâu thẳm trái tim, Nooyi vẫn luôn nhắc mình là người bình thường, một người vợ, người mẹ và là người phụ nữ của gia đình. Hiện tại, bà đang sống hạnh phúc với chồng cùng hai cô con gái.

Thanh Bình

Người từ bỏ mức lương 10.000 USD

Thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư tiêu hết vèo chỉ sau 12 tháng, phải cầm cố cả nhà cửa, Nguyễn Ngọc Điệp vẫn không từ bỏ ý xây dựng web mua sắm có cái tên rất Việt - Vatgia.com.

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời (Nhà may Phú Hưng với hơn mười cửa hàng tại Hà Nội), dường như chẳng bao giờ Điệp phải lo toan đến những chuyện cơm - áo - gạo - tiền.

Năm 22 tuổi sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương, Điệp nhanh chóng đầu quân cho một doanh nghiệp ở Nhật Bản rồi trở thành một trong những người làm thuê với mức lương tháng lên tới hơn 10.000 USD. Anh nhanh chóng tậu nhà, xe và nhiều phương tiện khác có giá trị mà chẳng cần bất cứ sự trợ giúp nào từ cha mẹ.

Tưởng chừng với bệ phóng vững chắc và khởi đầu suôn sẻ ấy, Điệp sẽ chọn lựa cho mình lối an toàn: Nối nghiệp gia đình phát triển nghề may lâu đời hoặc trở thành người làm thuê có mức thu nhập cao ngất ngưởng. Thế nhưng, khi đã có trong tay gần như mọi thứ - nhà cửa khang trang ở Hà Nội, xe hơi, khoản thu nhập mơ ước, Điệp vẫn đau đáu phải làm cái gì đó để bằng hiểu biết của mình đem lại nhiều giá trị cho xã hội hơn.

Ông chủ web Vatgia.com - Nguyễn Ngọc Điệp.

“Cuộc đời là chuỗi những nhân duyên, chẳng ai sinh ra đã nghĩ mình sẽ trở thành ông chủ doanh nghiệp, tôi cũng vậy. Đôi khi cơ hội đến bất ngờ như thể số phận đã định sẵn vậy và nó buộc phải xảy ra”, Giám đốc Vatgia.com lý giải rất đơn giản về con đường khởi nghiệp của mình.

Điệp bén duyên với vatgia.com tại thời điểm kiến thức của anh về công nghệ thông tin lẫn thương mại điện tử vẫn ở giai đoạn chưa có gì. Năm thứ 4 - khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại thương, anh đầu quân cho một công ty chuyên về xuất khẩu lao động, đầu tư, xuất nhập khẩu, tư vấn du học, du lịch, tổ chức event… Sau đó, anh nhận được suất học bổng tại Nhật và vừa học vừa làm việc tại đây. Những ngày trên đất Nhật Bản, được tiếp xúc nhiều với cộng đồng mạng với phương thức giao dịch trực tuyến, Điệp bắt đầu tập làm quen với thương mại điện tử.

Hồi đó, bạn bè, người quen thường nhờ Điệp đặt mua máy tính, máy ảnh, camera, mỹ phẩm,… của Nhật để gửi về Việt Nam. Công việc bận rộn, không có điều kiện đi lại nhiều, Điệp mày mò đặt mua hàng qua các trang mạng của Nhật. Thực hiện càng nhiều giao dịch online, Điệp càng thấy ham mê. Anh bắt đầu để tâm nghiên cứu các website thương mại điện tử tại đây.

Rồi thông qua các cuốn sách viết về hiện tượng kinh tế của Nhật Bản cũng như thế giới, anh ngẫm ra một điều: Hầu hết tỷ phú thế giới đều tập trung vào 4 lĩnh vực chủ chốt: công nghệ, bất động sản, dầu lửa và phân phối. Trong lĩnh vực công nghệ các công ty hàng đầu như Yahoo, Google hay Facebook,… đều được thành lập từ hai bàn tay trắng bởi những người rất trẻ. Từ đây, Điệp nhen nhúm ý tưởng thành lập công ty riêng kinh doanh lĩnh vực khá mới tại Việt Nam - bán hàng qua mạng.

Ban đầu, Điệp có ý tưởng xây dựng một website hoàn toàn bằng tiếng Nhật để cung cấp thông tin về Việt Nam cho khách hàng Nhật Bản. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với họ, anh hiểu rằng người Nhật yêu cầu tiêu chuẩn rất cao. Ngoài thông tin đồng bộ, họ còn yêu cầu hệ thống thanh toán, thẻ tín dụng… kèm theo, nên anh làm thử bằng tiếng Việt trước.

“Bạn bè là người Nhật khi biết ý tưởng này cũng khuyên tôi nên tập trung làm thị trường Việt Nam bởi với gần 90 triệu dân, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho thương mại điện tử, lại đang bị bỏ ngỏ hoàn toàn, chưa có một công ty nào chiếm lĩnh”, Điệp kể.

Anh mang ý tưởng này đến làm việc với gần 20 công ty có tiếng về công nghệ tại Việt Nam để đặt hàng họ phát triển. Tất cả đều lắc đầu từ chối vì yêu cầu của Điệp đưa ra về dữ liệu và tính năng quá khó và phức tạp. Chán nản nhưng Điệp không chịu bỏ cuộc, anh tiếp tục tìm người nghiên cứu độc lập. Sau 6 tháng làm ngày làm đêm, website vatgia.com bắt đầu thành hình vào đầu năm 2007.

Những ngày đầu hào hứng, Điệp nhẩm tính với số vốn tích lũy vài trăm nghìn đôla, cộng thêm tiền cho thuê căn nhà anh sở hữu và tiền lương làm thêm cho công ty cũ, anh có thể duy trì được công ty mới hoạt động. Ai ngờ, đúng một năm sau, khi vatgia.com vẫn còn trong giai đoạn khởi động, chưa mang lại doanh thu thì nguồn vốn mà anh có - 300.000 đôla bắt đầu cạn kiệt. Trong khi, mỗi tháng anh vẫn phải ứng tới 200 triệu đồng để trả lương nhân viên, Vatgia.com đứng chênh vênh bên bờ phá sản. Đã có lúc anh tính đến việc bán nhà, bán xe, cầm cố đồ đạc có giá trị để duy trì công ty hoạt động.

Thế nhưng, trong lúc khó khăn nhất, vận may vẫn mỉm cười với Điệp. Bạn bè bên Nhật biết anh khó khăn đã tự nguyện giúp đỡ người 5.000, người 10.000 đôla và động viên anh vượt khó. Được bạn bè giúp sức, vatgia.com tiếp tục duy trì hoạt động cho đến tháng 3/2008 thì Quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ - IDG đã quyết định rót vốn vào đây. “Trước khi IDG vào một tháng, chúng tôi đang ở giai đoạn cầm cự, anh em 'ăn cơm nắm nằm vùng' để duy trì hoạt động của công ty”, Điệp kể.

Thế nhưng, có tiền, Điệp lại vấp phải khó khăn mới - đó là nghĩ cách tiêu tiền. “Có tiền, chúng tôi bắt đầu mở rộng quy mô, lập cơ sở mới, thuê văn phòng to đẹp hơn, thu nhập anh em cũng tăng đáng kể. Thế nhưng, cái khó lại nảy sinh”, Điệp kể.

Vatgia.com khởi đầu với 5 thành viên bỗng chốc tăng tới 70 người, rồi 120 nhân viên… Điệp đối mặt với thách thức trong quá trình hoạt động, nhân viên đi về không ai quản lý, phòng nhân sự chưa có, mỗi thành viên quản lý một nhóm nhỏ độc lập như một vương quốc riêng.... Mọi thứ trở nên hỗn loạn. Lúc bấy giờ, Điệp cầu cứu các công ty lớn cùng ngành tại Nhật.

“Sau khi nghe, họ không đưa ra lời khuyên mà tặng cho cuốn sách và nói về nhà đọc, mọi bí quyết nằm cả trong đó”, anh kể. Đọc xong cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” mà bạn bè tặng, Điệp thở phào. Anh hiểu rằng muốn công ty lớn mạnh phải cần xây dựng một văn hóa riêng, có giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn... mới có thể thống nhất phát huy được sức mạnh tinh thần và mọi nguồn lực của nhân viên.

Điệp tâm niệm trong công ty, ông chủ duy nhất là khách hàng. "Tôi nhớ mãi câu nói của Sam-Walton người sáng lập Tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới Wal-Mart: Trong công ty, chỉ có một ông chủ duy nhất đó là khách hàng. Khách hàng có thể đuổi việc từ giám đốc cho đến nhân viên chỉ với một hành động duy nhất đó là mua hàng của công ty khác. Chính câu nói này đã định hướng toàn bộ công ty tôi”, Điệp nói.

Xác định được hướng đi, mục tiêu và giá trị cốt lõi, vatgia.com nhanh chóng ổn định hệ thống và tạo nên những bước nhảy vọt. Đến đầu năm 2010, vatgia.com bắt đầu tạo ra dòng tiền dương.

Nhiều năm nay, Điệp vẫn trung thành với chiếc xe mà anh mua khi còn làm tại công ty cũ và giữ mức lương 1.000 đôla một tháng. Trong khi đó, nhiều cán bộ dưới quyền nhận khoản thu nhập gấp đôi thậm chí gấp 3 so với giám đốc. Sở dĩ anh sống sung túc với mức lương "khiêm tốn" này vì cho rằng mình may mắn khi vẫn giữ được 2 căn nhà cho thuê. Đây là 2 trong số 3 căn nhà mà Điệp mua được tại thời điểm chưa thành lập công ty riêng.

Năm học lớp 9, bố mẹ ly hôn, anh phải ở nhờ họ hàng và di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Tại thời điểm đó, Điệp hiểu được giá trị của ngôi nhà nên khi kiếm được tiền là anh quy đổi hết ra nhà đất. Thế nhưng kể từ khi mở công ty, tất cả nhà đều phải cho thuê để có tiền duy trì Vatgia hoạt động.

Năm 2008 (vừa tròn 30 tuổi) anh được về ở tại căn nhà của chính mình bởi đã có dòng tiền đầu tư đến từ IDG. “Phần thưởng lớn nhất đối với tôi trong quá trình khởi nghiệp là đã trở về được chính ngôi nhà của mình chứ không phải tiếp tục sống kiếp ở thuê nữa”, Điệp tâm sự.

Hồng Anh

Hạnh phúc của doanh nhân

Sau thời gian dài bươn chải trên thương trường, tôi nhận thấy rằng: Hạnh phúc với doanh nhân chẳng phải cái gì ghê gớm mà đơn giản chỉ là: Sáng muốn đi làm và tối muốn về nhà.

Ngày cuối năm mà lịch họp vẫn dày đặc. Cố gắng đi làm sớm, đến quán cafe quen, ăn sáng một mình và dành cho bản thân những phút giây tĩnh lặng. Chợt nhớ vừa rồi, khi tham gia giảng dạy cho 40 bạn sinh viên xuất sắc của ĐH Kinh Tế TP HCM, mình đã yêu cầu các em phải dành ít nhất là 5 phút mỗi ngày để suy nghĩ về bản thân. Các em rất tâm đắc, ghi chép cẩn thận nhưng mình thì đã không thực hiện được. Mới thấy, thời gian dành cho bản thân của mình ít ỏi quá.

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh.

Nhịp sống hối hả, những cuộc họp triền miên, những chuyến công tác trong và ngoài nước liên tục, ăn uống thất thường, rượu bia vô độ đã làm mình già và yếu đi thấy rõ. Gần đây, lại không duy trì được việc chơi tennis đều đặn, cơ thể trở nên nặng nề. Lần khám sức khỏe định kỳ sắp tới, chắc chắn là sẽ phải uống thuốc.

Nhớ lần vừa rồi tại Thẩm Quyến, một ông bác sĩ theo trường phái Tây Tạng, đoán bệnh qua vân tay, đã phán chắc nịch là: Anh bị mỡ trong máu, cholesteron cao, thận yếu... phải mua ngay thuốc của chúng tôi về uống nếu không thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn. Mình đã tủm tỉm cười và nói rằng, bác sĩ nói chính xác, 10 người như em thì đến 9 người bị như vậy rồi. Bác sĩ Tây Tạng này thất vọng ra mặt khi mình không mua thuốc "tiên dược" của họ và cũng không mua luôn thuốc trị bỏng, được quảng cáo là "công hiệu mà giá rẻ bất ngờ"!

Mỗi ngày, khi thức giấc buổi sáng, mình cảm nhận rất rõ cuộc đời là những sự lựa chọn. Với mình, sẽ là lựa chọn chuyện đưa con đến trường, dẫn con vào đến lớp học, hôn con và chúc con học giỏi với chuyện xách vợt tennis ra sân. Và dạo này, mình đều chọn việc đưa con đến trường. Mình luôn cảm nhận sự thiếu thốn thời gian dành cho con. Hai công chúa của mình thì lại quá dễ thương và đáng yêu, "đeo" ba tới cùng mỗi khi có thể.

Đến công ty, lại lên danh sách các công việc phải làm trong ngày, cũng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Đó cũng là những sự lựa chọn. Buổi trưa thì phải quyết định là sẽ ăn cơm văn phòng chung với các bạn đồng nghiệp vui nhộn hay lang thang bên ngoài. Cuối giờ chiều, khi ngước nhìn ngoài cửa sổ thì màn đêm đã sập xuống lại phải trả lời câu hỏi, về nhà sớm với con hay đi lai rai với bạn bè! Cho nên, tôi rất tâm đắc với định nghĩa: "Hạnh phúc là sáng muốn đi làm và tối muốn về nhà".

Trong thời đại mà sự thay đổi diễn ra chóng mặt, việc tự học là điều bắt buộc. Một tuần vào lại nhà sách là thấy choáng ngợp với các cuốn sách vừa xuất bản. Chỉ cần đọc những cái tựa thôi là đã thấy lo lắng. Làm sao đọc hết được đây? Mà xem qua thì thấy cuốn sách nào cũng hay, cũng cần cho công việc và cuộc sống. Rồi những lúc lang thang trên mạng, vào những trang web hay, lại kinh hoàng với những kiến thức mới. Đọc ngấu nghiến như sợ nó biến mất, ghi ghi chép chép, copy lưu vào máy tính nhưng gần như chưa bao giờ xem lại. Vì vậy, càng cảm nhận sâu sắc "bể kiến thức" mênh mông và sự hiểu biết hạn hẹp của mình.

Quán cafe đang mở những bản nhạc Xuân rộn rã. Ở cái tuổi và trong trạng thái cảm nhận được sự hữu hạn của đời người, mình vẫn thấy một niềm vui nho nhỏ dấy lên trong lòng. Hôm nay là ngày đầu năm mới - 1/1/2011. Còn bao dự định, ấp ủ, ước mơ sẽ được thực hiện trong những ngày sắp tới, mình càng yêu quý hơn mỗi giây phút mình may mắn có mặt trong cuộc đời này

Nguyễn Tuấn Quỳnh

7 bí quyết thành công của Steve Jobs

Dũng cảm bỏ học để "đi theo tiếng gọi của trái tim" là nguyên tắc đầu tiên được tác giả Carmine Gallo liệt kê trong cuốn sách "The Innovation Secrets of Steve Jobs" (Bí quyết sáng tạo của Steve Jobs).

Năm 1972, Steve Jobs, hiện là Tổng giám đốc Apple, rời gia đình ở Thung lũng Silicon (Mỹ) để theo học ngành khoa học nhân văn tại trường Reed College nhưng rồi bỏ học chỉ sau đó một kỳ. Như nhiều thanh thiếu niên khác, chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu sự định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi như thế nào", sau này Jobs nói. "Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ đã dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi".

Không có gì ngạc nhiên khi phụ huynh trên toàn thế giới sẽ lắc đầu trước nguyên tắc đầu tiên này bởi để có thể đổi mới thế giới như CEO của Apple, con cái họ sẽ còn cần tới 6 tiêu chí rất khó thực hiện khác.

Steve Jobs. Ảnh: Tedxmfzu.
Xem video "Think Different" nổi tiếng của Apple.

Gallo mô tả Jobs như người anh hùng với khả năng mang đến "không phải những gì người dùng muốn, mà là những gì họ sẽ muốn". Bí quyết chủ đạo để tạo nên một kiệt tác là nghĩ khác để làm nên sự khác biệt và luôn đặt ra các câu hỏi nhằm thay đổi hiện trạng (Put a dent in the universe).

Để thực hiện điều đó, người ta phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức rộng về cuộc sống. Gallo trích dẫn một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) rằng sự sáng tạo đòi hỏi khả năng huy động nhiều kinh nghiệm mới có thể đạt được điều gì đó hoàn toàn mới mẻ. Chẳng hạn, Jobs từng tham gia lớp viết chữ đẹp ở trường Reed, nhờ vậy sau này ông mới kết nối kinh nghiệm đó trong thiết kế sản phẩm.

Nguyên tắc thứ ba về khả năng vận động bộ não (Kick-start your brain) có liên quan đến câu nói của Jobs: "Một phần khiến Macintosh trở nên tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới".

Những bí quyết còn lại nhấn mạnh sự kiên định. "Đổi mới vẫn đang nằm cô đơn ở đâu đó bởi rất ít người dám dũng cảm vứt bỏ những ý tưởng mới nhưng lại tự tin bảo vệ những gì họ đã chọn trước mọi chỉ trích. Do đó, rất ít người có khả năng cách tân ở mức độ cao như Steve Jobs", Gallo nhận định. Nói cách khác, cách tốt nhất cho thanh niên là tiếp tục theo học ở trường.

7 nguyên tắc đổi mới của Steve Jobs

1. Làm những gì bạn đam mê (Do what You Love).

2. Tạo nên sự khác biệt (Put a Dent in the Universe).

3. Vận động bộ não (Kick-Start Your Brain).

4. Bán ước mơ, không phải bán sản phẩm (Sell Dreams, Not Products).

5. Nói "Không" với 1.000 thứ (Say No to 1,000 Things).

6. Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời (Create Insanely Great Experiences).

7. Làm chủ thông điệp (Master the Message)

Lê Nguyên

Người đàn ông biến nước thành vàng

Không giống như những người xây dựng nên các đế chế nổi tiếng như Warren Buffett hay Bill Gates, Dick Heckmann là một cái tên khá xa lạ đối với phần đông mọi người.

Nhưng người đàn ông 67 tuổi này thực sự là một đế vương.

Ông nói: “Tôi thật sự muốn trở thành một người khổng lồ 800 triệu USD một lần nữa”. Trong kinh Cựu ước có câu nói: Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Và điều đó hoàn toàn đúng với Heckmann, ông không chỉ dám mơ ước, mà còn kiên trì làm tất cả mọi việc để biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

Vào những năm 1990, Heckmann, với sự trợ giúp của một thư ký, đã lập ra Tập đoàn tinh lọc Mỹ - một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán New York – chuyên xử lý nước thải. Và trong 9 năm sau đó, bằng việc thâu tóm liên tiếp 260 công ty nước đi kèm với việc phát triển nội bộ, ông đã xây dựng nên một tập đoàn hùng mạnh với doanh thu hằng năm lên tới 5 tỷ USD. Năm 1999, ông đã bán công ty mình cho Vivendi với giá 8,2 tỷ USD.

Ảnh: Dick Heckmann – người đàn ông biến nước thành vàng (beloblog)
Ảnh: Dick Heckmann – người đàn ông biến nước thành vàng (beloblog)

Khi còn đương nhiệm, ông đã làm cho doanh thu của tập đoàn tăng gấp đôi sau mỗi năm trong 9 năm liên tiếp và giá cổ phiếu cũng nhảy vọt từ 0,75 USD lên 33 USD. Vì vậy các nhà đầu tư đã kiếm được một khoản tiền lớn khi chỉ phải bỏ ra vài USD ban đầu để mua cổ phiếu của công ty này. Heckmann thực sự đã biến nước thành vàng.

Số tài sản của ông hiện có giá trị ước tính là 200 triệu USD. Dự án cuối cùng của ông, bao gồm cả việc sở hữu một phần đội bóng rổ Phoenix Suns, chính là tập đoàn Heckmann. Thành lập năm 2008 và có trụ sở tại Palm Desert, California, tập đoàn này mua và xây dựng nên các công ty trong ngành công nghiệp nước.

Một lần nữa, Heckmann lại lại bắt tay vào công việc xây dựng đế chế. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, Heckmann đã trở thành ông chủ của các ngành công nghiệp liên quan đến nước và là người chơi thống trị trong việc xử lý các loại nước liên quan đến năng lượng.

Các khoản đầu tư và hoạt động nổi tiếng của ông bao gồm: sở hữu 100% công ty China Water & Drink - một trong những nhà cung cấp nước lớn nhất cho Coca-Cola Trung Quốc, sở hữu 50% một công ty xử lý nước, một công ty liên doanh giữa Tập đoàn Heckmann và công ty Energy Transfer Partners L.P, và 7% cổ phần của công ty Underground Solutions – một nhà cung cấp nhựa PVC với nhiều công nghệ được cấp bằng sáng chế.

Heckmann nói rằng nước là ngành công nghiệp nghìn tỷ USD và là nơi duy nhất ông biết rằng mình sẽ không phải chiến đấu với một người khổng lồ nặng 800 pound (363 kg). Heckmann muốn lấp đầy khoảng trống đó. Ông nhẩm tính trong vòng 5 năm, công ty của mình sẽ là công ty cung cấp nước sạch độc lập lớn nhất nước Mỹ và là công ty duy nhất tại thời điểm đó có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ USD.

Có lẽ điều đó sẽ thành sự thật, nhưng ông vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trong năm đầu tiên hoạt động hết công suất (2009), công ty đã đạt doanh thu 35 triệu USD. Năm 2010, bằng việc mua lại một công ty có doanh thu 70 triệu USD, doanh thu của Heckmann được nâng lên mức 105 triệu USD. Ông không nói tới doanh thu của năm 2011, nhưng một số dự báo cho thấy công ty sẽ có lợi doanh thu năm 2011 là 140 triệu USD.

Tại thời điểm này, Heckmann nói công ty đang có 200 triệu USD tiền mặt và không có một khoản nợ nào. Liệu rằng việc ông có thể xây dựng nên một đế chế nữa hay không còn tùy vào phán đoán của mỗi người. Nhưng ít nhất thì vẫn có một vài công ty trong ngành tỏ ý nghi ngờ khi nhìn vào chuyển động của giá cổ phiếu: khởi đầu với mức giá 8 USD, sau đó tăng lên 10,74 và hiện đứng ở giá 4,96 USD. Tương tự, công ty này cũng có phải trả một khoản lãi ngắn hạn từ hơn 3 triệu trên tổng số 108 triệu cổ phiếu đang được lưu hành của công ty.

Nhưng Neil Weisman, một cựu giám đốc quỹ đầu tư lại không đồng tình với quan điểm này. Ông kỳ vọng một sự tăng trưởng mạnh và cổ phiếu sẽ được giao dịch với giá 10 USD trong vòng 12 tháng tới. Ông nói: “Nước là con đường để đi theo và Heckmann chính là cách tốt nhất để làm điều đó”.

Hà Thu (theo Huffingtonpost)

CEO trứ danh Steve Jobs

Steve Jobs có một câu nói ưa thích trích từ cầu thủ khúc côn cầu nổi tiếng: "Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó".

1. Thiên tài máy tính

Steve Jobs được ca ngợi đã giúp toàn thế giới thay đổi định nghĩa về phương pháp tiếp cận, cách nhìn và cảm xúc đối với máy tính cá nhân. Ông cũng là một trong những người đi tiên phong phát hiện ra tiềm năng thương mại to lớn của giao diện đồ họa, ứng dụng hệ thống điều khiển chuột và click, vốn trở nên phổ biến và xuất hiện trong hầu hết máy tính để bàn ngày nay. Bốn thập kỷ lao động và cống hiến của Steve Jobs đã đem lại cho người dùng toàn cầu những sản phẩm công nghệ mang tính đột phá, giúp định hình lại ngành công nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Corbis

2. Người bạn đồng hành đầu tiên

Người đồng hành đầu tiên của Steve Jobs là Steve Wozniak, ông gặp khi đang đi làm thêm tại công ty Hewlett-Packard (HP) thời trung học. Kết thúc trung học, Jobs đăng ký vào trường Reed College nhưng nhanh chóng bỏ ngang chỉ sau có một học kỳ. Đam mê với máy tính vẫn cháy bỏng trong ông, đưa Steve Jobs đến với thung lũng công nghệ Silicon Valley vào 1974. Tại đây, Steve Jobs vui mừng gặp lại người bạn Wozniak khi cả hai cùng tham gia một câu lạc bộ máy tính. Đến 1976, họ chung tay lập ra quả táo Apple, đặt nền móng đầu tiên cho người khổng lồ trong ngành công nghệ thế giới sau này. Ảnh: Time

3. Cuộc cách mạng trong một chiếc hộp

Đây là thế hệ máy tính Apple đầu tiên, chiếc Apple 1 được bán với giá 666,66 USD trong quầy máy tính của trung tâm thương mại Bay Area. Chiếc máy tính này chỉ bao gồm một bộ điều khiển và quyển sách hướng dẫn dài 16 trang. Để có thể sử dụng được, người dùng cần có nguồn điện, bàn phím và tất nhiên phải mua thêm cả màn hình. Ảnh: Apple

4. Chân dung một nhà doanh nhân trẻ

Lợi thế của Steve Jobs là năng khiếu kỹ thuật thiên tài đi cùng với kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tính cách luôn kiên định với những lý tưởng và sản phẩm của mình khiến Steve Jobs không ít lần xung đột với đồng nghiệp và dư luận. Từ đó, ông càng nổi tiếng là một nhà quản lý “khó chơi” và có phần dữ dội. Ảnh: Dailytech

5. Thử thách

Đến năm1983, Jobs mạnh tay chi tiền để lôi kéo Chủ tịch của hãng đồ uống Pepsi (ở giữa) để về tham gia xây dựng đế chế Apple cùng với ông và Wozniak. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng nghiệp thân tình giữa ba bên nhanh chóng xấu đi. Không may, đó cũng là thời kỳ ngành công nghệ gặp khủng hoảng về doanh số khiến các công ty phải cân nhắc bài toán sa thải nhân công. Tại Apple, người bị sa thải lại chính là Steve Jobs, 9 năm sau ngày ông góp phần đặt viên gạch đầu tiên xây dựng hãng. Ảnh: Corbis

6. NeXT

Với Steve Jobs, việc rời khỏi Apple chỉ càng làm bùng thêm khao khát làm cuộc cách mạng ngành máy tính cá nhân thế giới. Ông vạch ra ngay dự án công ty NeXT Computer. Ngay cái tên cũng thể hiện rõ tham vọng của Steve Jobs về một thế hệ máy tính mới với những ý tưởng đột phá. Máy tính của ông được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất thời đó như giao diện đồ họa mới nhất, cổng Ethernet được tích hợp bên trong và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Máy tính của Jobs được đánh giá là quá đắt đỏ để có thể trở nên phổ biến trên thị trường. Mặc dù vậy, sản phẩm của Steve Jobs đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn đối với các thế hệ máy tính tiếp theo. Ảnh: Corbis

7. Trở lại Apple

Sau khi mất Jobs, Apple mới thấm thía tầm quan trọng của ông khi công việc kinh doanh liên tục đi xuống. Thậm chí hồi giữa những năm 1990, Apple lâm vào thảm cảnh ngấp nghé vực phá sản. Apple biết rằng chỉ có thể đưa Steve Jobs quay trở lại mới có cơ may phục hồi. Để hợp thức hóa việc này, năm 1996, Apple tuyên bố họ mua NeXT Computer với giá 429 triệu USD. Đến năm 1998, hội đồng quản trị của Apple không cần đợi được đề nghị đến lần thứ 2, đã nhất trí đưa Steve Jobs lên làm CEO. Ảnh: Corbis

8. Công việc của Jobs

Có được Jobs, Apple cũng có thêm những công nghệ hiện đại của sản phẩm máy tính NeXT, vốn tạo tiền đề cho những thế hệ sản phẩm sau này. Những năm tiếp theo kể từ khi được nhìn nhận, Steve Jobs đã khôi phục được danh tiếng cho Apple bằn những sản phẩm lừng danh như máy tính iMac. Ngoài ra, năng khiếu kinh doanh thiên bẩm của Steve Jobs đã đưa cái tên Apple trở nên quen thuộc với mọi tín đồ công nghệ. Nhờ Jobs, Apple có được được hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và hệ thống bán lẻ chỉ bán duy nhất sản phẩm của Apple. Ảnh: Corbis

9. Hoạt hình

Trong những năm rời xa Apple, Steve Jobs cũng đã kịp mua lại và phát triển một xương chế tạo phim hoạt hình mang tên Pixar. Dưới bàn tay của Steve Jobs, Pixar nhanh chóng trở nên nổi tiếng ngay từ bộ phim đầu tiên của ông, Câu chuyện Đồ chơi (Toy Story), ra mắt năm 1995. Bộ phim này mang về 360 triệu USD và lập tức đưa Pixar lên hạng sao trong số những nhà làm phim của Hollywood. Kể từ đó, Pixar được đà tiến lên với những bộ phim thành công nối tiếp nhau ra đời như Đi tìm Nemo (Finding Nemo), Vương quốc Xe hơi (Cars), Wall-E, và gần đây nhất là Vút bay (Up). Năm 2006, hãng Disney nhận thấy không thể ngồi yên trước sức cạnh tranh của Pixar, quyết định mua lại hãng hoạt hình. Vụ mua bán không những đem lại cho Steve Jobs 7,4 tỷ USD, mà còn đưa ông vào hội đồng quản trị Disney và sở hữu hơn một nửa cổ phiếu của Pixar. Ảnh: Corbis

10. Rock and Roll

Năm 2001, Jobs giới thiệu ra công chúng chiếc máy nghe nhạc iPod. Cho dù sản phẩm này không sử dụng những công nghệ quá tiên tiến so với các hãng khác, iPod vẫn ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Người hâm mộ iPod yêu chiếc máy nghe nhạc ở thiết kế đột phá và tính thân thiện, dễ sử dụng. Không những thế, iPod còn được thiết kế để kết nối với iTunes, kho âm nhạc trực tuyến khổng lồ của Apple. Cách làm này của Apple đã gây ảnh hưởng và thay đổi bộ mặt của ngành âm nhạc toàn cầu. Sản phẩm này thành công đến nỗi năm 2007, khảo sát của Bloomberg cho thấy iPod chiếm tới 72,7% thị phần sản phẩm nghe nhạc tại Mỹ. Tính đến tháng 9/2009, đã có tổng cộng 220 triệu chiếc iPod được bán ra trên toàn cầu. Ảnh: Reuters

11. iPhone

Đến năm 2007, sau khi thống lĩnh và thay đổi cục diện của thị trường máy tính xách tay, ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, Apple chính thức lấn sân sang ngành truyền thông đa phương tiện. Đây là năm ông công bố chiếc iPhone, sau khi cố tình để rò rỉ thông tin một thời gian dài trước đó. Vào tháng 6/2007, iPhone ra đời và lập tức gây sốt khi 6 triệu chiếc được mua hết veo chỉ sau một thời gian ngắn. Sức nóng dành cho sản phẩm này vẫn không hề giảm trong nhiều năm tiếp theo. Ảnh: AFP

12. Sản phẩm mới nhất

Tháng 1/2010, Jobs chính thức tuyên bố Apple sắp sửa cho ra mắt dòng máy tính bảng mới. Với chức năng và giao diện gần giống chiếc iPhone, sản phẩm iPad có màn hình rộng hơn và người dùng có thể dùng nó như một quyển sách điện tử, máy chơi games và màn hình xem phim tiện dụng. Hôm nay sẽ là ngày iPad chính thức ra mắt người dùng tại Mỹ nhưng sức nóng của sản phẩm đã tăng lên từng ngày ngày kể từ khi được công bố. Nhiều khách hàng xếp hàng chầu chực sẵn tại các điểm bán từ vài ngày trước để ít tiếng đồng hồ nữa, sẽ trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu sản phẩm mới nhất của Apple. Ảnh: Geek.com

Thanh Bình

(Theo VnExpress.net)

Tổng giám đốc quỹ đầu tư đi ‘ngược dòng’

Thành lập quỹ đầu tư vào đúng lúc thị trường chứng khoán khủng hoảng nhưng ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) lại nhìn nhận đó là thời cơ tốt.

Khi cậu sinh viên trường Đại học Tổng hợp TP HCM – Trần Thanh Tân, bắt đầu làm quen với những môn học về tài chính cũng là lúc kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa. Làm chủ nhiệm câu lạc bộ kinh tế của trường, Tân có nhiều cơ hội gặp mặt các chuyên gia kinh tế, tài chính có tiếng thời đó như Lâm Võ Hoàng, Trần Tô Tử, Trần Du Lịch… Vị chủ nhiệm câu lạc bộ này cũng mời được các chuyên gia nói trên đến trường nói chuyện về các vấn đề tài chính, chứng khoán - lúc đó còn rất xa lạ với cả sinh viên các trường kinh tế.

Tốt nghiệp đại học năm 1991, Trần Thanh Tân lại có cơ hội gắn bó với ngành tài chính khi được nhận vào làm việc tại Peregrine Capital Vietnam. Đây là một công ty Hong Kong chuyên nghiên cứu các dự án đầu tư vào thị trường vốn và giúp các cơ quan Chính phủ xây dựng mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cũng nhờ vậy, một cậu sinh viên mới ra trường đã có cơ hội tiếp xúc và học hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm về quá trình cổ phần hóa và thị trường chứng khoán. Đây là điều rất ít người có được vào thời điểm đó khi mà những nền móng sơ khai cho thị trường chứng khoán còn chưa hình thành.

Nhờ những kinh nghiệm và kiến thức "hiếm có, khó tìm" tại Peregrine Capital Vietnam, năm 1994, ông Tân trở thành sáng lập viên của Quỹ đầu tư Dragon Capital cùng 3 người khác và đảm nhiệm vị trí Giám đốc phụ trách Đầu tư và Thị trường vốn.

Năm 2003, thị trường chứng khoán Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, giá cổ phiếu trên thị trường tuột dốc thê thảm, khối lượng giao dịch nhiều phiên chỉ đạt vài tỷ đồng, Vn-Index có lúc chỉ còn 130 điểm. Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) do ông Trần Thanh Tân làm Tổng giám đốc (được Dragon Capital cử sang) ra đời đúng vào thời điểm này.

Vị tổng giám đốc cho biết, không ai muốn chọn thời điểm xấu của thị trường để bắt đầu kinh doanh. Nhưng việc thành lập VFM đã bị trì hoãn nhiều lần bởi các thủ tục pháp lý và đến khi hoàn thành thì gặp ngay lúc khủng hoảng. “Tôi không thể chọn thời điểm thuận lợi hơn cho việc ra đời của VFM nhưng có thể tận dụng cơ hội cho dù nhỏ trong hoàn cảnh đó”, ông Tân nói.

Theo ông Tân, thị trường khủng hoảng là cơ hội để đầu tư với giá rẻ. Ảnh: NVCC
Theo ông Tân, thị trường khủng hoảng là cơ hội để đầu tư với giá rẻ. Ảnh: NVCC

Chỉ vài tháng sau khi VFM được thành lập, quỹ đóng đầu tiên tại Việt Nam - Quỹ đầu tư VF1 với số vốn huy động ban đầu 300 tỷ đồng cũng được ra mắt. Tranh thủ cơ hội khi thị trường giá xuống, ông Tân quyết định giải ngân mạnh vào nhiều cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng. Trong khi đó, hầu hết những nhà đầu tư trên thị trường đều e ngại đổ tiền vào chứng khoán bởi tâm lý quá bi quan.

Chính những khoản đầu tư mang tính chiến lược vào thời điểm thị trường khủng hoảng là nguyên nhân giúp Quỹ đầu tư VF1 có những kết quả kinh doanh đột biến vào những năm sau đó. Vào lúc cao điểm, VFM quản lý tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đầu tư VF1 là khoảng 3,000 tỷ đồng (tháng 3/2007) với giá giao dịch của VF1 trên thị trường tăng tới hơn 50.000 đồng mỗi chứng chỉ quỹ.

Vị CEO của VFM tâm sự: “Nhiều người nhìn vào thời điểm thành lập quỹ nói rằng chúng tôi gặp vận xui. Thế nhưng, nếu nhìn ở góc độ khác thì đó là thời cơ tốt để đầu tư với giá rẻ khi thị trường xuống”. Khi thị trường mới mở cửa và liên tục tăng điểm, cứ mua cổ phiếu là lãi to, vai trò của nhà quản lý quỹ không được xem trọng. Thế nhưng khi khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư cá nhân rời bỏ thị trường thì vai trò của những tổ chức tài chính như quỹ đầu tư mới nổi lên và cơ hội cho VFM cũng bắt nguồn từ đó, ông Tân phân tích.

Năm 2008, thị trường chứng khoán lại lâm vào khủng hoảng và các quỹ đầu tư do VFM quản lý cũng rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Ngoài việc giá của cổ phiếu trong danh mục và chứng chỉ quỹ trên thị trường lao dốc cực mạnh, người đứng đầu VFM cũng đứng trước sức ép rất lớn.

Ông Tân kể lại, năm đó, trong đại hội các nhà đầu tư, một nhà đầu tư lớn tuổi có tâm sự bên lề với lãnh đạo VFM: “Anh Tân ơi, tôi đã bỏ đến đồng tiền hưu cuối cùng dành dụm được vào quỹ đầu tư của anh. Anh bảo là thị trường như vậy thì khó mà làm tốt hơn được, tôi nghĩ cũng đúng. Nhưng anh thì vẫn được hưởng lương như bình thường, còn nhà đầu tư như tôi thì sao?”. Lời tâm sự chân thành của nhà đầu tư này khiến ông Tân rất trăn trở.

Thị trường khủng hoảng giống như trời mưa to, ai cũng sẽ bị ướt. Ảnh: NVCC
Thị trường khủng hoảng giống như trời mưa to, ai cũng sẽ bị ướt. Ảnh: NVCC

Vị lãnh đạo quỹ đầu tư này bộc bạch, thị trường khủng hoảng cũng giống như trời mưa to, ai cũng bị ướt. Nếu là người chuyên nghiệp, chuẩn bị tốt để đối phó tình huống sẽ ít thiệt hại hơn. Thêm vào đó, nếu biết chọn thời điểm đúng để giải ngân thì đây là một cơ hội đem lại lợi nhuận lớn sau đó. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được điều đó và có thể họ đã bán chứng chỉ quỹ trước khi thành quả thực sự chỉ cách đó không xa.

Một năm sau, trong khi một số công ty và quỹ đầu tư khác chưa vượt qua khỏi cơn khủng hoảng thì các quỹ đầu tư do VFM quản lý lại có một năm thành công lớn. Được sự đồng ý của nhà đầu tư, năm 2009, Quỹ đầu tư VF1 thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 22% và 16% cho Quỹ đầu tư VF4 trên mỗi chứng chỉ quỹ. Đây là tỉ lệ chia cổ tức rất cao so vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, năm tiếp theo (2010), khi thị trường chứng khoán lại bất ổn, giá của nhiều blue-chip sụt giảm mạnh, các quỹ đầu tư của VFM lại lâm vào khó khăn. Người đứng đầu của VFM cho biết, trong bối cảnh hầu hết nhà đầu tư đều hoảng sợ, giá cổ phiếu xuống mức hợp lý thì đó là cơ hội để đầu tư chờ thị trường phục hồi vào năm 2011. Hành động như vậy thường bị xem là “ngược dòng”.

Theo phân tích của vị tổng giám đốc này, các thị trường chứng khoán đều đã có sự phục hồi và tăng trưởng tốt cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên thị trường Việt Nam đang là một ngoại lệ. Từ đầu năm 2010 đến thời điểm này, tại thị trường khu vực, trong khi chứng khoán Malaysia tăng khoảng 20%; Thái Lan, Indonesia, Philipines tăng khoảng 40% thì Việt Nam giảm khoảng 15%.

Sự suy giảm này có phần tác động bởi các biến động của kinh tế vĩ mô nhưng với diễn biến hiện tại, thị trường đang hướng tới một giai đoạn tăng trưởng mới vào nửa cuối năm sau khi các điều chỉnh vĩ mô đang đi đúng hướng, ông Tân nhận xét.

Vị tổng giám đốc từng trải qua nhiều sóng gió với thị trường chứng khoán Việt Nam nói: “Hôm nay có vẻ mọi việc đang rất xấu tưởng rằng đang ở bờ vực thẳm thì bỗng ngày mai người ta lại nhìn thấy thiên đàng. Đây chính là điều làm nên vẻ đẹp của thị trường chứng khoán bởi tính bất ngờ và khó dự báo”.

Chia sẻ về những kinh nghiệm “vượt bão” của mình, ông Tân cho rằng, ngoài sự tận tụy và cố gắng hết mình thì yếu tố quan trọng là sự minh bạch. Nếu thị trường khó khăn, mình biết nhận sai và công khai với nhà đầu tư về cả mặt tốt và mặt xấu khi đưa ra quyết định thì người làm quản lý mới mong nhà đầu tư hiểu, chấp nhận và kỳ vọng một tương lai tốt hơn.

Khi nói về những yếu tố thành công trong ngành tài chính, chứng khoán, vị tổng giám đốc này đề cập tới yếu tố may mắn và sự chia sẻ. “Tôi thấy có rất nhiều người tài giỏi và thông minh nhưng chưa thành công vì thiếu yếu tố nhỏ là sự may mắn. Còn đối với những người thành công nếu thiếu đi sự chia sẻ một phần trách nhiệm với xã hội thì thành công cũng khó kéo dài”, chuyên gia này bộc bạch.

Có lẽ cũng vì lý do này mà tổng giám đốc của VFM thường cùng vợ và các con thường xuyên tự thực hiện những hoạt động xã hội. Vợ chồng ông Tân cùng những người bạn thành lập quỹ từ thiện nhỏ như là nhà tài trợ chính của chương trình học bổng cho các bé gái do báo Phụ Nữ TP HCM tổ chức và cùng giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.

Những lần như vậy đem lại cho ông Tân và gia đình những niềm vui rất lớn. Ông tâm sự: “Khi nhìn thấy một khuôn mặt rạng rỡ, một ánh mắt vui mừng từ những người mình đến tặng quà, tôi và những người thân trong gia đình vui suốt cả ngày. Chính sự chia sẻ qua những chuyến đi thiện nguyện là yếu tố giúp tôi về lại trạng thái cân bằng sau những sóng gió trên thị trường chứng khoán”.

Hoàng Ly

(Theo VnExpress.net)

CEO tương lai DongABank: Người mê thử thách lớn

Mới bước qua tuổi 31, Lê Trí Thông đã được nhắm vào vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng cổ phần Đông Á (DongABank) trong thời gian tới, thay cho vị CEO nổi tiếng Trần Phương Bình.

"Khi nhận thông tin này, tôi thực sự rất vui. Vì đó là sự ghi nhận lớn dành cho những đóng góp của cá nhân đối với ngân hàng", anh bộc bạch.

Tuy nhiên, Thông cho biết anh không ảo tưởng hay quá vui mừng. "Vị trí CEO đòi hỏi nhiều phẩm chất và sẽ dành cho người phù hợp nhất ở thời điểm đó nên cơ hội dành cho tất cả mọi người xứng đáng. Mục tiêu lớn nhất của tôi là trở thành một nhà quản trị xuất sắc và góp sức cho sự lớn mạnh của tổ chức - dù khi đó đang nắm giữ vị trí nào", anh nhấn mạnh.

Năm 2004, khi 25 tuổi, anh là một sinh viên trẻ tuổi nhất được trường kinh doanh SAID - Đại học Oxford nhận vào học chương trình MBA. Chính sự “đặc cách” này mà anh nhiều phen lao đao khi phải "so tài" với những “tiền bối” đồng khóa.

Trở thành nhà quản trị hoàn hảo là khát khao lớn nhất của anh. Ảnh: NVCC

Anh cho biết, những người cùng lớp ai nấy đều là thạc sĩ, tiến sĩ, giảng viên đại học… và phần lớn đều đến từ các nước phát triển. Trong khí đó, anh chỉ là một sinh viên ‘baby”, kiến thức cũng như kinh nghiệm đều kém hơn, ngoại ngữ thì hạn chế…

Chưa hết, phương pháp học cũng rất khác với các bạn ở đây. Do đó, mỗi lần làm việc nhóm, Thông gặp không ít khó khăn. Áp lực vì thế ngày càng đè nặng. “Có lúc, tôi cảm thấy rất tự ti và tự dằn vặt mình tại sao phải 'chui' vào cái chốn khổ ải này. Nhưng rồi, chính sự tự ti ấy lại dấy lên trong tôi một quyết tâm phải học bằng mọi giá và không được chùn bước”, anh cho biết.

Trong học kì đầu tiên, để theo kịp chương trình, Thông dành toàn bộ thời gian thư giãn cho việc học. Nhiều đêm anh chỉ ngủ 3-4 tiếng đồng hồ để thức đọc sách, nghiên cứu tài liệu... Chưa đầy 4 tháng, anh sụt hơn 4kg.

Sau kỳ học đầu tiên, cậu sinh viên "baby" đã bắt kịp với cách học tại đây và có thời gian để giao lưu, tham dự hội thảo... Anh không những bắt kịp chương trình so với các bạn cùng khoá mà còn đoạt luôn học bổng toàn phần duy nhất của chương trình MBA – học bổng Naomi Molson Scholar dành cho sinh viên xuất sắc và có tiềm năng phát triển sự nghiệp. Năm sau đó, anh nhận được giải thưởng tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Oxford.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo MBA, anh có thời gian ngắn làm việc tại tập đoàn Exxon Mobil (Anh) trước khi về Việt Nam. Năm 2007, khi đang là Tổng giám đốc Công ty cổ phần TIE - một trong những nhà phân phối lớn nhất Việt Nam về điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, anh đã nhen nhóm tình yêu đối với ngành tài chính.

Thời gian đó, anh “bén duyên” cùng Ngân hàng Đông Á bằng việc đóng góp những ý tưởng triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại nhà băng này. Đến năm 2008, Thông chính thức đầu quân cho DongAbank và kiêm nhiệm nhiều vị trí cấp cao như: Phó tổng giám đốc ngân hàng, Chủ tịch Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thẻ Thông Minh Vi Na...

Khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch Công ty Kiều hối Đông Á, anh bắt tay ngay vào việc sắp xếp và tái cấu trúc lại hệ thống quản lý. Bên cạnh đó, anh xuống tận nơi để hướng dẫn nhân viên cách làm việc mới. Thay vì ngồi ở văn phòng như trước đây, Thông khuyến khích mọi người tự đi ra thị trường dò xét tình hình, theo dõi động thái của công ty bạn. Chính anh cũng thường xuyên ra ngoài thăm dò tình hình để có thể đưa ra những chính sách làm việc sát với biến động của thị trường.

Sau hơn 2,5 năm, anh cùng đồng nghiệp xây dựng được một văn hóa làm việc mới trong công ty, ứng dụng thành công công nghệ thông tin, đưa ra các sản phẩm mới mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng... góp phần đưa tổng doanh thu kiều hối năm 2010 ước đạt hơn 1,2 tỷ USD. Công ty cũng tăng trưởng hơn 2,5 lần về lợi nhuận và là tổ chức duy nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhận được giải thưởng của Hiệp hội các mạng lưới chuyển tiền quốc tế (IAMTN), sánh vai cùng 6 tổ chức chuyển tiền hàng đầu thế giới.

Với “đứa con” mới của DongAbank - Công ty cổ phần Thẻ thông minh Vi Na, anh gần như phải bắt tay vào xây dựng từ đầu. Ngoài việc thiết lập được một bộ máy vận hành tốt, sản phẩm nổi bật mà công ty chế tạo và thương mại hóa thành công là máy ATM nhả vàng đầu tiên tại Việt Nam. Để có thể giới thiệu chiếc máy ATM nhả vàng "Made in Vietnam" ra thị trường, anh và và các cộng sự đã mất 2 năm và nhiều đêm mất ngủ.

Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện thành công việc kết nối liên mạng ATM & POS toàn quốc cùng với Smartlink, Banknetvn, ra đời nền tảng thanh toán điện tử VNBC. Chưa hết, công ty còn nghiên cứu và phát triển thành công thiết bị tiết kiệm năng lượng cho máy ATM đầu tiên tại Việt Nam.

Thông cho biết, dù máu kinh doanh đã bắt đầu từ năm 10 tuổi, nhưng anh lại quyết định thi đại học chuyên ngành kỹ thuật. Anh là kỹ sư Công nghệ hóa học, thực phẩm hạng xuất sắc, đứng đầu danh sách tốt nghiệp của Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM năm 2002.

Việc chọn chuyên ngành kỹ thuật do ảnh hưởng của bố vốn là một doanh nhân xuất thân từ dân kỹ thuật. Định hướng học hành này càng được củng cố khi anh đọc cuốn tự truyện “Đời kinh doanh” của Lee Iaccoca - vị Tổng giám đốc huyền thoại đã vực dậy hãng ôtô trên bờ vực phá sản (Chrysler). Ông này được anh coi như một thần tượng, cũng xuất thân từ dân kỹ thuật.

Phó Tổng giám đốc luôn tâm niệm "khát khao chính là điểm tạo nên thành công và sự khác biệt giữa nhiều người. Ảnh: NVCC

Anh nghiệm ra rằng, giữa kỹ thuật và kinh doanh có mối dây liên hệ rất chặt chẽ - vừa đối lập vừa tương hỗ. Những người vốn là dân kỹ thuật thường có tư duy khoa học, logic và sự điềm tĩnh. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ vẫn có thể kiểm soát tốt tình huống. Còn một nhà kinh doanh thường đi kèm với sự linh hoạt và chấp nhận mạo hiểm trong công việc. "Điều quan trọng nhất là phải hài hòa giữa hai con người này", anh chia sẻ.

Tuy khác thế hệ với ông Trần Phương Bình - vị Tổng giám đốc đương nhiệm của Ngân hàng Đông Á, nhưng Thông luôn có chung sự chia sẻ, và khát khao đưa ngân hàng theo hướng chuyên nghiệp và bài bản về mặt quản trị. Có thể đó cũng là một trong những lý do quan trọng giúp anh chiếm được sự tín nhiệm từ vị CEO đương nhiệm.

Theo Thông, giữa hai thế hệ quản trị hiện tại ở Đông Á có chung những khát khao lớn và tính trách nhiệm rất cao, nhưng do xuất phát điểm và tư duy khác nhau nên có những điểm khác biệt. Lực lượng tiền bối là những người có thâm niên kinh nghiệm với mối quan hệ rộng. Còn doanh nhân trẻ là người được đào tạo bài bản, có khả năng tạo ra những sản phẩm dịch vụ táo bạo, độc đáo; kiến thức được trui rèn vững chắc. "Nếu có sự kết hợp cả hai thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng lực cho một tổ chức", anh khẳng định.

Anh bộc bạch, tham gia vào lĩnh vực tài chính chưa lâu nhưng nó đã tạo cho anh rất nhiều lực hút. Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực có sự kết hợp rất chặt chẽ giữa logic của khoa học với tính hành vi của con người. "Để thành công trong một môi trường cạnh tranh gay gắt này, quan trọng nhất là yếu tố cân bằng. Cân bằng giữa lý tính và cảm tính, giữa công việc và cuộc sống; giữa lợi ích cổ đông, nhân viên và khách hàng, dài hạn và ngắn hạn", Thông chia sẻ.

Bên cạnh yếu tố tự cân bằng, thành công của anh ngày hôm nay còn bắt nguồn từ người bố. Ông hầu như chưa bao giờ áp đặt cho anh điều gì mà chỉ đem lại cho con trai những lời khuyên và cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác nhau trong giới kinh doanh. “Trong những cuộc họp, bên cạnh bố xuất hiện một cậu nhóc kè kè không còn là chuyện lạ với nhiều người. Nhờ vậy, kinh nghiệm thương trường của tôi được hình thành ngay từ nhỏ”, Thông tâm sự.

Ngoài ra, với anh, khát khao bao giờ cũng là điểm làm nên sự khác biệt giữa những người trẻ. "Ai có ước mơ lớn, dám chấp nhận thử thách, chấp nhận thất bại, dám đi trên những con đường xa và đầy chông gai... thì thành công sẽ đến. Còn những bạn trẻ có khát khao nhỏ, tư duy tìm công việc nhẹ nhàng... thì trước sau gì cũng có ngày 'giấc mơ con đè nát cuộc đời con'", anh chia sẻ.

Lệ Chi

(Theo VnExpress.net)

Twitter Delicious Facebook Digg Favorites More