Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Phạm Nhật Vượng - Người giàu nhất trên TTCK Việt Nam năm 2010



Phạm Nhật Vượng (sinh 1968) là người giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008[1]. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.

•Tính đến ngày 15/12/2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản lên đến 18000 tỷ đồng (857 triệu USD)
•Cùng thời điểm này, nếu cộng cả tài sản của cả gia đình, tài sản của ông Vượng đã vượt ngưỡng 1 tỷ đô la mỹ.


Ông Phạm Nhật Vượng

Giả sử cổ phiếu HAG có tăng trần và cả 2 cổ phiếu VIC, VPL cùng giảm sàn trong những phiên giao dịch còn lại của năm 2010 thì giá trị cổ phiếu của ông Đức cũng không thể vượt qua ông Vượng.

Như vậy sau nhiều năm liền ở vị trí thứ 2, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán khi kết thúc năm 2010.

Tính theo giá đóng cửa ngày 29/12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương khoảng 780 triệu USD.

Trong khi đó lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.

Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng.



Top 10 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo giá ngày 29/12)


Một điều đáng chú ý là bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng - cũng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán với 2.262 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ công bố danh sách chính thức sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12.

Mặc dù là cổ đông lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với VIC và VPL nhưng ông Vượng chỉ giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị.

Theo thông tin trong bản cáo bạch của Vincom, Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê quán tại Hà Tĩnh. Trình độ chuyên môn là Kỹ sư Kinh tế địa chất.

Năm 1993, ông Vượng là sáng lập viên của Công ty TNHH Technocom (về sau là tập đoàn Technocom) tại Kharkov, Ukraina với hoạt động chính là sản xuất mì ăn liền.

Đến năm 2001, ông Vượng về nước bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng việc thành lập CTCP Vincom (tên cũ là CTCP Thương mại Tổng hợp Việt Nam) và CTCP Vinpearl.

Tháng 9/2009, Tập đoàn Technocom chuyển trụ sở chính về Hà Nội và đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - Vingroup.



Thân thế

Ông Phạm Nhật Phước và bà Nguyễn Thị Biện quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Thụ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người con. Người chị tên Phạm Thị Lộc (nay đã 85 tuổi, đang sống ở quê nhà), người em trai tên là Phạm Nhật Quang (sinh năm 1926). Ông lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972).
Sau này ông Phạm Nhật Quang đổi tên là Phạm Dương. Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng, học giỏi và thành đạt.
Phạm Nhật Vượng du học ở Liên Xô cũ rồi ở lại làm ăn. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, đời sống của người dân nhiều nước trong khối cộng đồng gặp khó khăn, Phạm Nhật Vượng đã sang Ucraina và thành lập Tập đoàn kinh tế TECHNOCOM, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới. Giá trị Thương hiệu MIVINA (Mì Việt Nam) được định giá trên 1 tỷ Đô la Mỹ.
Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Anh Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn TECHNOCOM kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mạiViệt Nam tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Anh Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Anh Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng 08 phó chủ tịch khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn TECHNOCOM đổi tên thành Tập đoàn VINGROUP (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ucraina) về Hà Nội (Việt Nam). [2]
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, ông Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho ông Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán. [3]
Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và chuẩn bị thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009 [4]. Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.
Vinpearl: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25 tháng 7 năm 2001 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chào sàn HOSE vào ngày 31 tháng 1 năm 2008. Công ty này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch dịch vụ và bất động sản. Là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land, Vinpearl Hội An, các khu du lịch này là điểm đến và là nơi diễn ra những cuộc thi Hoa hậu mang tầm quốc gia, quốc tế...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Favorites More