Bạn muốn thành công lớn? Vậy, bạn hãy chuẩn bị tinh thần
đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn! Donald Trump đã từng nói:
“Nếu bạn chọn đối mặt với những điều đơn giản, cuộc sống của bạn sẽ đầy
rẫy khó khăn. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thì
cuộc sống của bạn sẽ rất đơn giản”.
Cuộc sống đơn giản ở đây, đó là một cuộc sống thành đạt và hạnh phúc, bạn không cần phải lo lắng về điều gì cả. Hãy cùng Khỏe Mới Vui tìm hiểu Khởi Đầu Gian Nan Của Các CEO Thành Đạt các bạn nhé!
Một hướng dẫn viên du lịch, một người phục vụ quán rượu, một người rửa bát đĩa và một chú bé phụ việc ở đường đua. Có điểm chung gì ở 4 con người này? Ngày nay họ đang điều hành những công ty toàn cầu trị giá nhiều triệu USD.
Họ đã làm gì trước khi nắm giữ chức vụ cao nhất của các tập đoàn? 4 vị CEO này đã cùng chia sẻ những sai lầm của mình cũng như kể cho chúng ta những câu chuyện thú vị mà họ đã trải qua.
1. Ứng biến theo cách riêng
Để đứng đầu những người khác bạn phải làm gì? Bạn cần phải đặt bản thân mình ra ngoài vùng thoải mái, ông Fred Cook, CEO của công ty quan hệ công chúng GolinHarris cho biết. Cook đã trải qua những thách thức cá nhân. Hiện nay ông đang là người đứng đầu một công ty với 50 văn phòng chi nhánh trên khắp toàn cầu.
Trong quá khứ, Cook đã từng đảm nhiệm hằng hà sa số công việc, nào là quản lý sổ sách, nhân viên bán hàng giả da, giáo viên trung học, hướng dẫn viên du lịch, chú bé phục vụ buồng trên một chiếc tàu chở dầu của Na Uy, và thậm chí là người gác cửa của một khách sạn 4 sao.
Khi đặt bút viết nên cuốn sách “Ứng biến: Lời tư vấn nghề nghiệp từ một giám đốc điều hành không được mong đợi”, Cook viết rằng: “Khi bạn leo lên tới đỉnh, mọi điều bạn nói và mọi thứ bạn làm sẽ đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của báo giới và công chúng. May mắn thay, trên đường tiến lên, không ai quan tâm chú ý nhiều cho lắm, điều này vô tình cho phép chúng ta – những người nhiều thiếu sót – có cơ hội để ứng biến”.
Đối với Cook, những hiểu biết đã giúp ông dấn thân vào nghề nghiệp ban đầu là một hướng dẫn viên du lịch. Đầu tiên ông đã tự mày mò viết cho mình một bản sơ yếu lý lịch thật sự hấp dẫn vốn là những trải nghiệm của các công việc lặt vặt như cậu bé phục vụ buồng, người gác cửa và tài xế xe”.
Đối với Cook, sự ứng biến là “tạo ra những điều đặc biệt từ những thứ bình thường vốn có sẵn ở đâu đó”. Đây là một kỹ năng kinh doanh bắt buộc.
Cook quả quyết: “Khi công nghệ, kinh tế và chính trị thay đổi xoành xoạch như các hồ sơ Facebook, dù là chủ tịch của một công ty hay Tổng thống của một đất nước đều cần tới kỹ năng ứng biến, cũng giống như hướng dẫn viên du lịch, anh ta sẽ không chắc lắm nơi mình sắp đi”.
2. Điều nhỏ bé dẫn đến phần thưởng lớn
Giữa các lớp học về kinh doanh và tiếp thị tại Đại học Harvard, để kiếm tiền nuôi thân, Katherine Yip đã làm công việc rửa bát đĩa tại nhà hàng danh tiếng Faneuil Hall ở Boston. Một số đồng nghiệp của Yip không bao giờ làm thêm giờ, nhưng cô vẫn nán lại rửa cho kỳ sạch mọi chén đĩa. Tính cần cù nhẫn nại, chịu thương chịu khó của Katherine Yip rồi cũng được đền đáp.
Yip – giờ đã là một CEO thành danh – cho biết: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với một nhân viên không phải là những gì bạn muốn nhận đầu tiên, mà là cách để có thể biến mình thành người giỏi hơn. Một số thứ bé nhỏ đôi khi lại mang về những phần thưởng lớn cho bạn”.
Ngày nay, Katherine Yip là chủ tịch của KYG International, một công ty tư vấn và đầu tư toàn cầu có trụ sở ở Hồng Kông. Bà cũng là nhà sáng lập nữ đầu tiên và duy nhất của Tổ chức liên minh Thái Bình Dương (PAG) và VinaCapital (VCG) – 2 quỹ đầu tư hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên trước khi Katherine Yip đạt được những đỉnh cao này, bà từng theo đuổi lĩnh vực “giải trí giáo dục” – một hình thức giải trí với các video hoặc show nhằm giáo dục người xem.
Năm 1987, Katherine Yip thành lập AMW Hong Kong, một công ty chuyên thiết kế, gia công, sản xuất và kinh doanh phân phối. AMW Hong Kong đã hợp tác với một công ty để phân phối các sản phẩm của Disney ở Trung Quốc. Sự nghiệp của Yip nhảy vọt khi bà nhận được cuộc gọi từ nhà sáng lập hãng đồ chơi American Girl của Pleasant Rowland, nữ doanh nhân này cần ai đó tham gia sản xuất các loại phụ kiện dành cho búp bê.
Theo Yip, bà Rowland đã gọi cho bà khi thấy ảnh của bà xuất hiện chung với ông Tommy Thompson sau này là Thống đốc tiểu bang Wisconsin. Yip nhớ lại: “Bà Rowland nói rằng bà muốn tiếp cận tôi vì tôi có khuôn mặt dễ thương”. Yip biết rằng công ty của doanh nhân Rowland cần “một nghệ nhân chính xác có thể làm việc với nhiều bộ phận nhỏ”.
Đầu tiên, Yip đã tiếp cận các nhà sản xuất đồ lót cao cấp vì bà tin rằng họ có thể tạo ra những món đồ thủ công nhỏ, là những loại quần áo chất lượng cao. Sau khi không thể tìm ra được nhà sản xuất ưng ý, Yip đã đánh bạo tự làm sản phẩm của mình. Năm 1997, Yip đã thành lập nhà máy của riêng bà và trở thành nhà cung cấp, kiểm soát chất lượng kiêm đại lý gia công hàng độc quyền của hãng đồ chơi American Girl.
3. Mọi thứ đều là một cuộc phiêu lưu
Richard Earl từng lao động nặng nhọc trong một nhà máy đóng gói trái cây ở miền Nam nước Pháp. Ông cũng có thời gian kiếm sống bằng nghề phục vụ tại quán rượu trong thời gian ông sắp kết thúc chương trình đại học.
Khi Earl đặt chân đến Perth (Australia) vào năm 1991, khi đó ông dằn túi đúng 320 AUD (tương đương 300 USD). Eral đã từng hứa với bạn gái (giờ là bà xã) rằng họ sẽ đến Perth nghỉ mát vài tháng, mặc dù khi đó thành phố này rơi vào suy thoái. Ngày nay, Earl là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Talent International, một công ty chuyên tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ và thông tin, đặt trụ sở chính ở Sydney (Australia).
Earl nhớ lại: Tôi luôn đề ra một khuynh hướng làm việc theo cách riêng của mình. Luôn đi đầu với các ý tưởng trong cải thiện kinh doanh nhưng các quản lý cũ khi đó bảo tôi “chớ đặt đá lên thuyền”.
4. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội
Từng là một cầu thủ bóng chày tại Đại học Seton Hall (New Jersey, Mỹ), Stephen Waldis đã gặp may khi tham dự một khóa thực tập hè trong Ủy ban đua New Jersey (NJSRC) với giờ giấc khá linh hoạt cho phép anh có thể làm việc xen kẽ với lịch trình chơi bóng chày.
Waldis đã tham gia vào các công việc hành chính như giao tài liệu cho các văn phòng, rửa xe hay bơm xăng vào xe. Ngày nay, ông là CEO của Synchronoss, một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây và phần mềm đa quốc gia, đặt trụ sở chính ở Bethlehem (Pennsylvania, Mỹ).
Ngay cả khi đang tối mặt với những công việc lặt vặt, Waldis cũng đặt những thách thức mới cho riêng mình. Khi quản lý của Phòng công nghệ thông tin NJSRC cần người để kiểm tra phần mềm mới dùng để triển khai tại các đường đua, Waldis đã tóm lấy cơ hội này. Và nó đã thay đổi sự nghiệp của anh.
Cuộc sống đơn giản ở đây, đó là một cuộc sống thành đạt và hạnh phúc, bạn không cần phải lo lắng về điều gì cả. Hãy cùng Khỏe Mới Vui tìm hiểu Khởi Đầu Gian Nan Của Các CEO Thành Đạt các bạn nhé!
Một hướng dẫn viên du lịch, một người phục vụ quán rượu, một người rửa bát đĩa và một chú bé phụ việc ở đường đua. Có điểm chung gì ở 4 con người này? Ngày nay họ đang điều hành những công ty toàn cầu trị giá nhiều triệu USD.
Họ đã làm gì trước khi nắm giữ chức vụ cao nhất của các tập đoàn? 4 vị CEO này đã cùng chia sẻ những sai lầm của mình cũng như kể cho chúng ta những câu chuyện thú vị mà họ đã trải qua.
1. Ứng biến theo cách riêng
Để đứng đầu những người khác bạn phải làm gì? Bạn cần phải đặt bản thân mình ra ngoài vùng thoải mái, ông Fred Cook, CEO của công ty quan hệ công chúng GolinHarris cho biết. Cook đã trải qua những thách thức cá nhân. Hiện nay ông đang là người đứng đầu một công ty với 50 văn phòng chi nhánh trên khắp toàn cầu.
Trong quá khứ, Cook đã từng đảm nhiệm hằng hà sa số công việc, nào là quản lý sổ sách, nhân viên bán hàng giả da, giáo viên trung học, hướng dẫn viên du lịch, chú bé phục vụ buồng trên một chiếc tàu chở dầu của Na Uy, và thậm chí là người gác cửa của một khách sạn 4 sao.
Khi đặt bút viết nên cuốn sách “Ứng biến: Lời tư vấn nghề nghiệp từ một giám đốc điều hành không được mong đợi”, Cook viết rằng: “Khi bạn leo lên tới đỉnh, mọi điều bạn nói và mọi thứ bạn làm sẽ đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của báo giới và công chúng. May mắn thay, trên đường tiến lên, không ai quan tâm chú ý nhiều cho lắm, điều này vô tình cho phép chúng ta – những người nhiều thiếu sót – có cơ hội để ứng biến”.
Đối với Cook, những hiểu biết đã giúp ông dấn thân vào nghề nghiệp ban đầu là một hướng dẫn viên du lịch. Đầu tiên ông đã tự mày mò viết cho mình một bản sơ yếu lý lịch thật sự hấp dẫn vốn là những trải nghiệm của các công việc lặt vặt như cậu bé phục vụ buồng, người gác cửa và tài xế xe”.
Fred Cook – Ceo cần có tài ứng biến
Cook giải thích: “Tôi gói ghém hàng tá cuốn sách hướng dẫn trong một
cái va ly, chúng đặc tả về những điểm đến mà tôi chưa từng ghé thăm. Tôi
khám phá ra rằng với một chút sự chuẩn bị và thật nhiều sáng tạo, tôi
có thể tự tin dẫn du khách bước vào những vùng đất xa lạ”.Đối với Cook, sự ứng biến là “tạo ra những điều đặc biệt từ những thứ bình thường vốn có sẵn ở đâu đó”. Đây là một kỹ năng kinh doanh bắt buộc.
Cook quả quyết: “Khi công nghệ, kinh tế và chính trị thay đổi xoành xoạch như các hồ sơ Facebook, dù là chủ tịch của một công ty hay Tổng thống của một đất nước đều cần tới kỹ năng ứng biến, cũng giống như hướng dẫn viên du lịch, anh ta sẽ không chắc lắm nơi mình sắp đi”.
2. Điều nhỏ bé dẫn đến phần thưởng lớn
Giữa các lớp học về kinh doanh và tiếp thị tại Đại học Harvard, để kiếm tiền nuôi thân, Katherine Yip đã làm công việc rửa bát đĩa tại nhà hàng danh tiếng Faneuil Hall ở Boston. Một số đồng nghiệp của Yip không bao giờ làm thêm giờ, nhưng cô vẫn nán lại rửa cho kỳ sạch mọi chén đĩa. Tính cần cù nhẫn nại, chịu thương chịu khó của Katherine Yip rồi cũng được đền đáp.
Katherine Yip – Ceo cần cù, chịu khó học hỏi
Một buổi chiều nọ, ngưởi quản lý nhà hàng nói rằng ông đang cần ai đó đáng tin cậy và siêng năng để đứng vào chân thu ngân của nhà hàng. Ông đã chọn Yip. Lương của Yip vẫn không tăng ở vị trí mới nhưng vai trò mới đã chứng minh Yip đã lấy được lòng tin
của ông chủ, đồng thời có cơ hội cho Yip học hỏi thêm các kỹ năng mới,
chẳng hạn như nghề kế toán. Vị trí kế toán cũng giúp Yip hiểu rõ hơn về cách kiếm tiền của ông chủ.Yip – giờ đã là một CEO thành danh – cho biết: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với một nhân viên không phải là những gì bạn muốn nhận đầu tiên, mà là cách để có thể biến mình thành người giỏi hơn. Một số thứ bé nhỏ đôi khi lại mang về những phần thưởng lớn cho bạn”.
Ngày nay, Katherine Yip là chủ tịch của KYG International, một công ty tư vấn và đầu tư toàn cầu có trụ sở ở Hồng Kông. Bà cũng là nhà sáng lập nữ đầu tiên và duy nhất của Tổ chức liên minh Thái Bình Dương (PAG) và VinaCapital (VCG) – 2 quỹ đầu tư hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên trước khi Katherine Yip đạt được những đỉnh cao này, bà từng theo đuổi lĩnh vực “giải trí giáo dục” – một hình thức giải trí với các video hoặc show nhằm giáo dục người xem.
Năm 1987, Katherine Yip thành lập AMW Hong Kong, một công ty chuyên thiết kế, gia công, sản xuất và kinh doanh phân phối. AMW Hong Kong đã hợp tác với một công ty để phân phối các sản phẩm của Disney ở Trung Quốc. Sự nghiệp của Yip nhảy vọt khi bà nhận được cuộc gọi từ nhà sáng lập hãng đồ chơi American Girl của Pleasant Rowland, nữ doanh nhân này cần ai đó tham gia sản xuất các loại phụ kiện dành cho búp bê.
Theo Yip, bà Rowland đã gọi cho bà khi thấy ảnh của bà xuất hiện chung với ông Tommy Thompson sau này là Thống đốc tiểu bang Wisconsin. Yip nhớ lại: “Bà Rowland nói rằng bà muốn tiếp cận tôi vì tôi có khuôn mặt dễ thương”. Yip biết rằng công ty của doanh nhân Rowland cần “một nghệ nhân chính xác có thể làm việc với nhiều bộ phận nhỏ”.
Đầu tiên, Yip đã tiếp cận các nhà sản xuất đồ lót cao cấp vì bà tin rằng họ có thể tạo ra những món đồ thủ công nhỏ, là những loại quần áo chất lượng cao. Sau khi không thể tìm ra được nhà sản xuất ưng ý, Yip đã đánh bạo tự làm sản phẩm của mình. Năm 1997, Yip đã thành lập nhà máy của riêng bà và trở thành nhà cung cấp, kiểm soát chất lượng kiêm đại lý gia công hàng độc quyền của hãng đồ chơi American Girl.
Niềm đam mê cộng với tài năng sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn
Năm 2012, Yip bán công ty AMW HK Ltd. Bà giải thích lý do: “Công việc
của tôi với American Girl đã khơi nguồn cảm hứng nghề nghiệp trong tôi,
nó dạy cho tôi tin vào bản thân mình. Nó cho phép tôi mở rộng chuyên
môn, tăng cường kỹ năng kinh doanh và tạo dựng niềm đam mê trong tôi.
Cũng như nó đã giúp tôi xác định phương trình của sự thành công: Niềm đam mê cộng với tài năng sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn”.3. Mọi thứ đều là một cuộc phiêu lưu
Richard Earl từng lao động nặng nhọc trong một nhà máy đóng gói trái cây ở miền Nam nước Pháp. Ông cũng có thời gian kiếm sống bằng nghề phục vụ tại quán rượu trong thời gian ông sắp kết thúc chương trình đại học.
Khi Earl đặt chân đến Perth (Australia) vào năm 1991, khi đó ông dằn túi đúng 320 AUD (tương đương 300 USD). Eral đã từng hứa với bạn gái (giờ là bà xã) rằng họ sẽ đến Perth nghỉ mát vài tháng, mặc dù khi đó thành phố này rơi vào suy thoái. Ngày nay, Earl là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Talent International, một công ty chuyên tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ và thông tin, đặt trụ sở chính ở Sydney (Australia).
Kiên nhẫn từng chút một và rồi cũng được đền đáp
Nhớ lại hoàn cảnh khốn khó của mình, ông nói: “Tôi đã bị kẹt ở đó,
nhưng kiên nhẫn từng chút một và rồi cũng được đền đáp”. 4 năm sau khi
đặt chân đến Perth, Richard Earl từng làm việc trong vai trò của một nhà
phát triển phần mềm, đã bắt đầu nghĩ đến hướng lập thân cho mình. Công
ty nơi Earl từng làm nhìn chung là tốt, nhưng lại khá bảo thủ.Earl nhớ lại: Tôi luôn đề ra một khuynh hướng làm việc theo cách riêng của mình. Luôn đi đầu với các ý tưởng trong cải thiện kinh doanh nhưng các quản lý cũ khi đó bảo tôi “chớ đặt đá lên thuyền”.
Richard Earl Ceo của Talent International
Ngay cả khi vợ đang mang bầu, Earl vẫn lập được cú nhảy vọt. Ông hồi
tưởng: “Khi đó, vào giữa thập niên 1990, khi mà công nghệ đang sẵn sàng
chuyển đổi đời sống con người, cơ hội đã đến khá rõ ràng. Cuối cùng tôi
nghĩ mình đã đi đúng hướng và là thời khắc để triển khai các ý tưởng của
mình. Tôi thành lập công ty Talent vào năm 1995, và chưa từng tiếc
nuối”.4. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội
Từng là một cầu thủ bóng chày tại Đại học Seton Hall (New Jersey, Mỹ), Stephen Waldis đã gặp may khi tham dự một khóa thực tập hè trong Ủy ban đua New Jersey (NJSRC) với giờ giấc khá linh hoạt cho phép anh có thể làm việc xen kẽ với lịch trình chơi bóng chày.
Waldis đã tham gia vào các công việc hành chính như giao tài liệu cho các văn phòng, rửa xe hay bơm xăng vào xe. Ngày nay, ông là CEO của Synchronoss, một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây và phần mềm đa quốc gia, đặt trụ sở chính ở Bethlehem (Pennsylvania, Mỹ).
Stephen Waldis – CEO của Synchronoss
Waldis nhớ lại: “Công việc nhìn thì có vẻ nhàm chán, nhưng nó mang tính chiến thuật, nó đã dạy tôi giá trị của làm việc chăm chỉ, thiết lập các mối quan hệ, sự đúng giờ và thời hạn họp hành”.Ngay cả khi đang tối mặt với những công việc lặt vặt, Waldis cũng đặt những thách thức mới cho riêng mình. Khi quản lý của Phòng công nghệ thông tin NJSRC cần người để kiểm tra phần mềm mới dùng để triển khai tại các đường đua, Waldis đã tóm lấy cơ hội này. Và nó đã thay đổi sự nghiệp của anh.
Waldis tự đặt những thách thức mới cho riêng mình
Waldis nhìn nhận: “Thực sự tôi rất hào hứng với nó, nó mang đến cho
tôi sự hiểu biết rằng công nghệ có thể làm được mọi thứ và thay đổi
đường đi của tôi đối với ngành công nghiệp thông tin. Bài học mà tôi
muốn nhắn gửi là: đừng bao giờ bỏ qua cơ hội. Thay vì đi theo con đường
có sẵn, bạn hãy làm theo bản năng của mình và đặt cược cho chính mình.
Qua thời gian, bạn sẽ chứng minh rằng mình đúng”.
Bạn
vui lòng để lại cảm nhận về nội dung/bài viết bạn yêu thích (xuống ô
cảm nhận ở dưới), và chia sẻ bài viết hay tới những người bạn yêu thương
để giúp cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn nhé!
Sự quan tâm của các bạn là nguồn động viên lớn đối với chúng tôi!
Chân thành cảm ơn các bạn!
Khỏe Mới Vui – Câu Chuyện Khởi Đầu Gian Nan Của Các CEO Thành Đạt