Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội
Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy chính trong Chiến
tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
Ông cũng trực tiếp và tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng
như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến
dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong
suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh
kết thúc
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, trong một
gia đình nhà Nho ở làng An Xá, nay thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình. Cha ông dạy học, bốc thuốc, mẹ làm ruộng.
(Ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 20 tuổi)
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo,
ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong
lịch sử Việt Nam với các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy
Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 37 tuổi, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.
Đại tướng và phu nhân, bà
Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội. Bà là người vợ đầu của
tướng Giáp, là em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và là thân mẫu của
tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)
trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách
mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các
cháu năm 1946
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp – Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ
Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963)
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên “Vũ trụ và tấn hóa” in trên báo
Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí
thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở
thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại
tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950)
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950)
Tướng Giáp và các cuộc chiến
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến
dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, Cục trưởng Cục
Quân giới xem triển lãm vũ khí do ngành Quân giới Việt Nam sản xuất năm
1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến
chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch
hỏi: “Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”, đại
tướng trả lời: “Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng
khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo
sau”. Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải
đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17 giờ 30 ngày 13-3-1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ
Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khối bộc phá 900 kg
nổ lúc 20 giờ 30 ngày 6-5-1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng công kích
của Bộ chỉ huy cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ
Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ sau chiến thắng vĩ đại 7-5-1954
Các chiến sĩ thi đua trong chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh đại tướng tại lễ mừng công (ngày 13-5-1954)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đi thăm thương bệnh binh (1954)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em
công nhân đội vận tải Sông Gianh, Quảng Bình đã góp phần tích cực vận
chuyển hàng ra tiền tuyến (1968)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233,
Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968)
Đại tướng thăm thương, bệnh binh ở Quân y Viện 108 nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-1969
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và
Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến,
chuẩn bị chiến dịch Đường 9 – Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm
1971
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không – Không quân
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi
năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Quyết tâm bảo vệ toàn
vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc”
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3-1973)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị lão dân quân Hoằng Hóa (Thanh Hóa) –
đơn vị bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường, tại lễ duyệt binh nhân ngày
Quốc khánh 2-9-1973
Tháng 12-1974 đến tháng 1-1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc
tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7-4-1975 gửi các đoàn quân đang
tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: “…Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo,
táo bạo hơn nữa…”
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm
1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục
tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng
Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào
(Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh,
Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang
Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)
Khoảnh khắc đời thường của tướng Giáp
Ngày 10-3-1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên
Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy
Ustinov
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7-1980
Lịch sử ghi nhận Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng tài ba, lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, được nhân dân thế giới ngưỡng mộ
(Ảnh chụp Đại tướng chỉ huy duyệt binh trên quảng trường Ba Đình)
Những nhà lãnh đạo thế giới cũng luôn dành cho Đại tướng sự kính trọng.
( Ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba)
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995.
Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ
hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: “Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là
nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa
hiểu vị tướng ấy”.
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng
Simón Bolívar
Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại
Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries – Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM)
Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông
tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo
Quân đội nhân dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995)
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc…
…hay đọc sách
Đại tướng tập thể dục trên bãi biển.
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu)
Bữa cơm của hai ông bà
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên cây hoa bạch trà tại sân nhà riêng. (Ảnh: Trần Tuấn)
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ… thường xuyên tới thăm hỏi đại
tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại
tướng năm 2008
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008
Đại tướng là tấm gương của sự toàn tài nhưng luôn sống giản dị và gần gũi
(Ảnh chụp Đại tướng vào sinh nhật lần thứ 99)
Đại tướng luôn dành tình cảm, sự quan tâm cho thế hệ trẻ Việt Nam
(Ảnh chụp năm 2009)
Đại
tướng qua đời vào 18h09 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều
trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước sang tuổi
103.